Tìm hiểu về bệnh động kinh

Bệnh động kinh trong dân gian hay còn gọi là kinh phong, phong xù, kinh giật. Đây là một trạng thái bệnh lý của não bộ do sự phóng điện đột ngột quá mức của tế bào thần kinh gây ra các cơn co giật cục bộ hoặc lan tỏa trong thời gian từ vài giây đến vài phút, có tính chất lập đi lập lại.

tim hieu ve benh dong kinh 1

Bệnh có thể gây ra chậm phát triển trí tuệ, nếu phát bệnh càng nhỏ tuổi và chữa trị không ổn định, gây trở ngại đến việc học tập, sức khỏe lao động. Về lâu dài có thể làm thay đổi nhân cách, tính tình gây phiền phức cho bản thân và những người chung quanh, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Nguyên nhân gây bệnh

– Do chấn thương sọ não các loại, chủ yếu là do tai nạn giao thông, do say rượu, nghiện ma túy mà gây nên tai nạn hoặc do tai nạn lao động gây ra.

– Do các bệnh của não bộ như tai biến mạch máu não, do u não, viêm não, các loại ngộ độc rượu, ma túy, hóa chất các loại.

tim hieu ve benh dong kinh 2

– Ngoài ra còn có những loại bệnh động kinh nguyên phát mà không rõ lý do.

Biểu hiện của bệnh

Động kinh cơn lớn

Người bệnh đột ngột bất tỉnh, té ngã, thở rít lên, tay chân duỗi gồng cứng đờ, tím môi vì ngưng thở, hai hàm răng cắn chặt dễ chảy máu lưỡi. Tiếp theo là co giật các cơ, ép ngực khó thở, sùi bọt mép mắt nhấp nháy, tròng mắt trợn ngược, bớt co giật rồi ngưng hẳn. Sau đó bệnh nhân mê đi, gọi hỏi không biết nhưng dần dần tỉnh lại và không nhớ cơn co giật đã xảy ra.

Cơn vắng ý thức

Biểu hiện này xảy ra nhanh, hay gặp ở bé gái, thường do người thân phát hiện. Sắc mặt người bệnh sẽ tự nhiên nhìn đờ đẫn, tái, chép lưỡi nhai nuốt vài lần, rớt đồ đang cầm, nếu đang viết thì chữ xấu đi khó đọc. Không té ngã nhưng có thể giật tròng mắt. Có thể tự hết hay diễn tiến thành động kinh cơn lớn hoặc kết hợp cả hai.

Hội chứng West

tim hieu ve benh dong kinh 3

Hội chứng West hay gặp ở trẻ nhỏ dưới một tuổi, nam nhiều hơn nữ. Biểu hiện là lúc thức giấc bệnh nhân sẽ đột nhiên gục đầu gập than mình, hai tay duỗi ra trước rồi nhanh chóng tỉnh lại. Cơn xảy ra nhiều lần trong ngày, chậm khôn lớn rõ, điện não đồ hypsarrythmie đặc trưng.

Điện não đồ ( EEG )

Điện não đồ ( EEG ) hỗ trợ chẩn đoán, phim CT. MRI cần thiết để tìm và phát hiện các tổn thương não. Ngoài ra, còn nhiều loại cơn co giật khác được mô tả chi tiết trong Bảng phân loại quốc tế về động kinh, các bạn có thể tìm hiểu thêm.

Lưu ý khi chăm sóc người bị bệnh động kinh

Khi phát hiện có người thân bị động kinh, bạn không nên nhờ đến sự chữa trị từ thầy bùa, làm phép. Vì như vậy, bệnh tình của người bệnh không những không thuyên giảm mà còn trở nên tồi tệ hơn. Tốt nhất là bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để có cách điều trị tốt nhất.

tim hieu ve benh dong kinh 4

Bạn nên khuyên người bệnh không làm các công việc nguy hiểm như trèo cao, lái xe, vận hành máy móc, công việc liên quan đến sông nước vì có nguy cơ xảy ra tai nạn chết người nếu bất chợt xảy ra cơn động kinh.

Sống chừng mực, điều độ, không được làm việc, học tập quá mức, không được say xỉn. Người bệnh động kinh không nên xem tivi truyền hình, chơi vi tính quá lâu có thể làm cơn động kinh xuất hiện.

Ngoài ra, việc chăm sóc, điều trị, quản lý người bệnh động kinh, trả họ về với đời thường còn cần rất nhiều sự hổ trợ của nhà nước, của Hội Bảo trợ người bệnh động kinh. Vì vậy, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của họ.

Bài viết liên quan