Nguyên nhân, cách phòng và trị bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Trẻ em với hệ tiêu hóa còn non nớt, chưa hoàn thiện, hệ miễn dịch còn hạn chế nên rất hay găp phải chứng rối loạn tiêu hóa. Biểu hiện phổ biến của bệnh là đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy hoặc kém hấp thụ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé, khả năng hấp thu dưỡng chất và sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời. Ba mẹ phải thật lưu ý để chăm sóc cho bé tốt hơn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân, cách phòng và trị bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ qua bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân chính gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

– Sức đề kháng yếu: Khi còn trong bụng mẹ, bé được sống trong môi trường vô trùng, được che chắn, bảo bọc cẩn thận. Khi chào đời, bé phải tiếp xúc với cuộc sống mới trong khi hệ miễn dịch của bé lại rất non nớt, đây là điều kiện để các vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.

bổ-sung-canxi-cho-trẻ

– Rối loạn tiêu hóa ở trẻ do dùng thuốc kháng sinh: Việc cho trẻ dùng thuốc kháng sinh để chữa bệnh cũng là nguyên nhân gây ra những rối loạn tiêu hóa ở trẻ em do lúc này hệ miễn dịch của cơ thể trẻ còn rất yếu, kháng sinh đi vào cơ thể không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn vi khuẩn có lợi gây nên những triệu chứng rối loạn tiêu hóa tiêu biểu như phân sống, tiêu chảy, táo bón, rất nguy hiểm.

– Chế độ dinh dưỡng bất hợp lý: Đối với trẻ nhỏ, chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏa, nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật, tạo nền tảng cho trẻ phát triển toàn diện. Tuy nhiên, chính vì sức đề kháng của trẻ còn hạn chế, các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa hoạt động chưa hiệu quả do đó nếu chế độ dinh dưỡng có sự bất hợp lý như thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh vì bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

1395383_638111292901109_1977914461_n

– Trạng thái tâm lý tiêu cực gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em: Con người là một thể thống nhất tồn tại và phát triển nhờ sự phối hợp hoạt động giữa các hệ cơ quan trong cơ thể, chính vì vậy khi trẻ gặp phải các trạng thái tâm lý tiêu cực như áp lực, lo lắng, căng thẳng, bồn chồn,… cũng là nguyên nhân gây nên chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Chính vì vậy, việc tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, vui vẻ sẽ giúp trẻ phòng ngừa được chứng rối loạn tiêu hóa, hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, phát triển toàn diện hơn.

– Do môi trường sống mất vệ sinh: Trong môi trường sống có chưa rất nhiều vi khuẩn có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nếu bạn không có biện pháp ngăn chặn, giữ gìn vệ sinh cho bé cẩn thận. Bé chơi đồ chơi, tiếp xúc với các thú vật, đồ dùng bám vi khuẩn, sau khi đi vệ sinh không rửa tay chính là con đường ngắn nhất gây nên chứng rối loạn tiêu hóa.

2. Cách điều trị hiệu quả

– Tập cho bé thói quên tốt đó là rửa sạch tay trước và sau mỗi lần ăn uống. Đánh răng, súc miệng sạch sau khi ăn. Vì tay và miệng là nơi chuyển vào cơ thể đủ thứ như giun sán, vi khuẩn… Nếu tay và miệng sạch thì giảm được từ 60 đến 70% các bệnh từ ngoài vào cơ thể.

– Tẩy giun 6 tháng một lần. Tác hại của giun là hút dưỡng chất làm người suy kiệt. Độc tố của giun cũng gây chứng rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, ỉa lỏng, táo bón và khó tiêu.

dau-hieu-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-benh-viem-phoi-o-tre-so-sinh-1

– Bổ sung men tiêu hóa và men sinh hóa từ các loại quả như đu đủ chín hoặc dứa chín. Mẹ có thể cho bé ăn một miếng nhỏ sau khi ăn cơm có tác dụng bổ sung men tiêu hóa chất đạm, chữa chứng ỉa phân thối.

– Bữa ăn nào cũng nên có rau, nay thứ này mai thứ khác, để đảm bảo nhu cầu vitamin, khoáng chất, chất xơ chống táo bón.

– Khi cần dùng thuốc chữa bệnh phải đến bệnh viện, để đảm bảo nhu cầu vitamin, khoáng chất, chất xơ chống táo bón.

3. Cách phòng bệnh

– Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, nên cho trẻ ăn một loại thực phẩm duy nhất trong vòng một tuần để hệ tiêu hóa của trẻ quen dần và có thể hấp thu được các chất dinh dưỡng. Không nên cho bé ăn quá nhiều và thay đổi khẩu phần ăn liên tục sẽ làm rối loạn hệ tiêu hóa của trẻ.

– Cho trẻ uống bổ sung men vi sinh theo định kỳ sẽ có tác dụng tốt cho sức khỏe và phòng tránh rối loạn tiêu hóa cho trẻ.

– Nuôi con bằng sữa mẹ, nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu. Mẹ nên cho trẻ ăn bổ sung đúng và hợp lý, đảm bảo vệ sinh khi chế biến, bảo quản, dùng nguồn nước sạch, thực phẩm sạch và tươi không bị nhiễm khuẩn hoặc hóa chất bảo vệ thực vật.

cach-phat-hien-som-viem-phoi-o-tre-550x366

– Rửa tay bằng xa phòng cho bé sau khi đi vệ sinh, thay tã lót cho trẻ, trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn, chăm sóc trẻ. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, xử lý an toàn phân trẻ nhỏ bị tiêu chảy.

– Tiêm phòng sở cho bé. Trẻ mắc các bệnh sởi hoặc sau khi khỏi do mắc tiêu chảy, lỵ nặng dẫn tới tử vong. Tiêm vắc-xin sởi có thể phòng ngừa được 25% số ca tử vong liên quan tiêu chảy cho trẻ dưới 5 tuổi.

Ngoài ra mẹ nên theo dõi và khám sức khỏe định kỳ cho trẻ để phát hiện sớm và điều trị tránh trẻ bị còi xương và suy dinh dưỡng.

Bài viết liên quan