Nên làm gì khi trẻ bị sốt?

Sốt là phản ứng của cơ thể khi bị nhiễm trùng. Đối với trẻ sơ sinh, nhiệt độ tăng nhẹ có thể là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng nặng, đặc biệt là khi có triệu chứng sốt cao. Cho trẻ uống thuốc theo đơn của bác sĩ khi cần thiết, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin… là một trong rất nhiều cách để chăm sóc và điều trị tốt, giúp bé mau chóng bình phục.

1. Triệu chứng khi trẻ bị sốt

Cách đơn giản để nhận biết khi trẻ có triệu chứng bị sốt là nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường. Phụ huynh có thể kiểm tra bằng cách dùng tay đặt lên trán hoặc sử dụng nhiệt kế kẹp vào nách. Nếu tay bạn có cảm giác nóng ran hoặc nhiệt kế chỉ trên 39 độ C thì chắc chắn bé của bạn đã bị sốt.

rzjjqps2tevhnxwqvxe7-nhung-viec-nen-lam-khi-tre-bi-sot-cao1-550x363

Trẻ thường quấy khóc, nổi cáu và đạp những thứ xung quanh. Môi miệng đỏ, trẻ đòi uống nước nhiều hơn bình thường. Trẻ bị sốt thường có một trong các dấu hiệu như bỏ ăn uống, ngủ li bì khó đánh thức, co giật, thở rít khi nằm yên, rút lõm lồng ngực và thở nhanh, mất nước nặng.

2. Nguyên nhân gây sốt ở trẻ

Hầu hết các bé đều trải qua một vài lần bị sốt trong đời. Sốt là phản ứng của cơ thể đối với các bênh nhiễm khuẩn hoặc do bị nóng lạnh đột ngột. Có hai nguyên nhân gây sốt ở trẻ như sau:

Nguyên nhân 1: xuất phát từ virus và vi khuẩn có trong không khí trẻ tiếp xúc hàng ngày. Trường hợp này sốt kéo dài 3-4 ngày nếu được cho uống thuốc và chăm sóc tốt trẻ sẽ khỏi. Trẻ bị sổ mũi, ho nhiều về nửa đêm và sáng sớm, cổ họng bị đau nên không ăn được nhiều. Thông thường trẻ em bị sốt từ nguyên nhân này.

5a2

Nguyên nhân 2: ít gặp hơn đó là sốt tiềm ẩn nguy cơ của những căn bệnh khác như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng não… Phụ huynh có thể nhận thấy con mình sốt cao, sau vài ngày chảy nước mũi và ho cơ thể phát ban từ mặt sau đó đến toàn thân. Thỉnh thoảng có thể kèm theo ngứa từng khu vực trong cơ thể như cổ, lòng bàn tay, lòng bàn chân, bụng… Một số biểu hiện khác như cơ thể co giật, nôn, rét run, xuất huyết,trường hợp nguy hiểm có thể gây hôn mê. Những trường hợp này rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời vì vậy cần phải được phát hiện và xử lý kịp thời.

3. Cách điều trị và chăm sóc bé khi bị sốt

Cho trẻ uống thuốc giảm sốt. Trong trường hợp xác định rõ sốt do nhiễm khuẩn cho trẻ dùng thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên tự dùng kháng sinh chỉ dựa trên hướng dẫn tổng quát trên nhãn thuốc giấy kèm theo, vì có thể thuốc không trị đúng bệnh. Khi đó chẳng những bệnh không dứt mà căn bệnh càng trầm trọng hơn, khiến bác sĩ khó xác định bệnh chính xác. Phụ huynh cũng không nên tự ý cho trẻ uống si rô mà chưa hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt là trẻ dưới 3 tháng tuổi.

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý trong khẩu phần ăn, tăng cường những phần ăn loãng, nhiều nước. Bổ sung các nhóm vitamin đặc biệt là vitamin c, bổ sung rau quả, trái cây trong thực đơn hàng ngày.

Mach-ban-cach-cham-soc-tre-bi-sot-ngay-Tet-1

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho trẻ vì vậy khi trẻ bị sốt nếu được hãy cho bé bú nhiều hơn. Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn nhưng tăng số lần bú và thời gian bú. Đối với trẻ bị tắc mũi hoặc mệt quá không bú được thì mẹ cần vắt sữa ra và cho trẻ ăn bằng thìa. Lúc này cần vệ sinh các dụng cụ vắt sữa, cốc thìa… để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập khiến trẻ bị nặng hơn.

Luôn có người ở bên theo dõi bé. Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế. Ở bệnh viện hay ở nhà phụ huynh cũng nên tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ như sự thông thoáng, mát mẻ, nhiệt độ không quá cao cũng không quá thấp.

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, áo quần, chăn đệm, khăn tắm, vệ sinh phòng ngủ, lau người trẻ bằng nước ấm… giặt giũ phơi nơi có nhiều ánh sách mặt trời.

Thông thường các bệnh do virus khiến trẻ bị sốt sẽ khỏi sau 3-4 ngày và bố mẹ cho bé ở nhà chăm sóc tốt, uống thuốc và bổ sung vitamin đầy đủ. Chỉ khi nghiêm trọng và kéo dài mới đưa đi cấp cứu.

Bài viết liên quan