Trẻ biếng ăn thì phải làm gì?

Trẻ biếng ăn luôn là nỗi lo của cha mẹ. Đây là chứng bệnh nguy hiểm và sẽ khó chữa trị nếu để lâu dài. Trẻ không ăn đồng nghĩa với việc cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, không có lợi cho sức khỏe, sức đề kháng và sự phát triển của trẻ sau này. Sau đây là những mẹo nhỏ mà cha mẹ có thể tham khảo để khắc phục và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

phai-lam-gi-khi-tre-bieng-an-3

1. Tạo không khí vui vẻ cho bữa ăn

Cha mẹ có thể tạo không khí vui cười thân mật trong nhà để bé quên đi nỗi sợ hãi thức ăn. Trong khi ăn, cha mẹ có thể kể những câu chuyện cười, những câu chuyện xung quanh cuộc sống thú vị để hấp dẫn bé. Không khí thân mật trong gia đình, các thành viên nói cười sẽ có tác dụng “lan truyền” đến bé, giúp bé ăn ngon miệng hơn. Mẹ có thể chuẩn bị những phần quà khuyến khích nếu bé ăn hết, hoặc cho bé tham gia vào công đoạn chuẩn bị đồ ăn, bày chén đĩa… để bé thấy có trách nhiệm và thích thú với bữa ăn do chính tay mình góp một phần công sức.

phai-lam-gi-khi-tre-bieng-an-4

Nếu bé không muốn ăn nữa thì không nên ép quá, tuyệt đối không pha thuốc đắng vào trong bữa ăn, bé sẽ bị ám ảnh và coi mỗi lần ăn cơm là một điều khủng khiếp.

Cần nhẹ nhàng và khuyên nhủ bé từ từ, nên cho ăn khi bé đói. Sau khi ăn có thể vận động nhẹ để bé dễ tiêu cơm và quên đi nỗi sợ trước đó.

2. Cải thiện vị giác và hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ

Các khoáng chất như Kẽm, vitamin nhóm B và Lysine là những vi chất kích thích sự thèm ăn ở trẻ, các mẹ có thể bổ sung những khoáng chất ấy qua sữa công thức, ngũ cốc, rau củ quả…Thêm vào đó, các loại men vi sinh, cốm vi sinh sẽ hỗ trợ tiêu hóa, kích thích vị giác, giúp tiêu hóa trôi chảy và hình thành phản xạ hấp thu thức ăn ở trẻ. Ngoài ra, việc bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột sẽ giúp hệ tiêu hóa ở trẻ khỏe mạnh và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Vì hệ tiêu hóa của trẻ rất non yếu nên khi sử dụng thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa, cha mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để lựa chọn những sản phẩm phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

Bên cạnh đó, hương vị và trình bày món ăn cũng là điều quan trọng cần lưu ý. Nhìn một đĩa thức ăn có trang trí hình thù ngộ nghĩnh chắc chắn sẽ làm bé thích thú và muốn ăn ngay những thứ ấy.

phai-lam-gi-khi-tre-bieng-an-2

3.Tập cho trẻ thói quen ăn uống khoa học

phai-lam-gi-khi-tre-bieng-an-1

Thông thường, mỗi đứa trẻ sẽ có 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Mỗi bữa sẽ cách nhau 2 tiếng đồng hồ. Cha mẹ có thể căn cứ vào đó mà sắp xếp lịch ăn của bé cho phù hợp, tạo thành “thói quen” cho hệ tiêu hóa. Không cho trẻ ăn vặt trước các bữa ăn và ăn quá no vào buổi tối. Không cho trẻ nghe nhạc hoặc xem phim khi ăn, điều này có thể làm bé ăn chậm hoặc về sau chỉ xem phim hoặc nghe nhạc mới ăn.

Bài viết liên quan