Cách trị ngạt mũi ở trẻ em

Ngạt mũi là bệnh trẻ em thường gặp, biểu hiện cụ thể đó là trẻ thường bị ngạt, tắc và thở khó khăn, khó chịu, khó ngủ, quấy khóc, khó thở, có thể kèm theo chảy nước mũi, hắt hơi, ho, dẫn đến bị thiếu ôxy ảnh hưởng đến sức khỏe. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp. Vậy làm cách nào để trị ngạt mũi hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn một số cách trị ngạt mũi đơn giản tại nhà.

1. Vệ sinh, làm thông thoáng mũi

cach tri ngat mui cho be 1

Đây là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả và an toàn, giúp làm mềm vẩy cứng. Loãng dịch nhầy đóng nghẹt trong mũi để dễ đào thải ra ngoài, thông thoáng mũi, giúp trẻ dễ thở, đào thải các mầm bệnh, cải thiện tình trạng sinh hoạt và vận động của trẻ. Biện pháp này còn giúp sát khuẩn nhẹ, an toàn cho niêm mạc mũi, làm giảm và hết nghẹt mũi. Mẹ nên vệ sinh mũi cho bé từ 3 – 5 lần một ngày, đặc biệt trước khi cho bé bú hoặc ăn.

2. Chườm nước ấm lên tai

Trước khi đi ngủ, mẹ hãy lấy khăn thấm nước ấm đặt ở hai tai trong vòng khoảng 10 – 15 phút, sẽ giúp cho con giảm ngạt mũi. Hai bên tai có những dây thần kinh nhỏ xíu có tác dụng điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi.

3. Nhỏ mũi cho bé bằng nước muối sinh lý

cach tri ngat mui cho tre 2

Sử dụng nước muối để nhỏ mũi cho bé là một phương pháp an toàn phổ biến được nhiều người sử dụng. Bạn có thể mua thuốc nhỏ mũi dạng muối sinh lý hay dạng nước biển. Hoặc bạn có thể tự tay chuẩn bị nước muối nhỏ mũi cho bé ngay tại nhà bằng cách pha một cốc nước ấm với một nửa thìa cafe muối ăn là được.

Khi nhỏ giọt dung dịch nước muối vào lỗ mũi của bé mẹ cần lưu ý, chỉ một giọt cho mỗi lỗ mũi là đủ. Sau đó, xoa bóp mũi của bé nhẹ nhàng cả hai phía. Trong khi nhỏ xong một bên mũi, nên lau sạch đầu ống thuốc nhỏ mũi trước khi tiếp tục nhỏ thuốc vào mũi còn lại vì vòi ống thuốc có thể đã bị nhiễm khuẩn.

4. Sử dụng hơi tinh dầu bạc hà

cach tri ngat mui cho be 3

Việc cho bé hít hà mùi hương tinh dầu bạc hà có tác dụng kích thích các mạch máu dãn ra, mở đường cho không khí đi vào, giúp bé hít thở dễ dàng trong những ngày bị ngạt mũi. Mẹ có thể đốt tinh dầu bạc hà trong phòng để tạo hương thơm nhẹ nhàng. Nhưng mẹ cần lưu ý quan sát trẻ xem liệu mùi hương như vậy có quá mạnh đối với trẻ hay không và nên ngưng sử dụng khi trẻ có dấu hiệu thở khò khè hơn.

5. Sử dụng nước chanh hòa với mật ong

cach tri ngat mui cho be 4

Đối vơi cách làm này mẹ nên lưu ý chỉ áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi.

Mẹ có thể làm nước chanh hòa với mật ong như sau. Lấy một thìa mật ong và vài giọt chanh tươi bỏ vào một cốc nước ấm. Khuấy đều và uống mỗi ngày 3 cốc. Mật ong sẽ nhanh chóng loại bỏ tắc mũi và chống ho hiệu quả.

6. Xông hơi cho bé

cach tri ngat mui cho be 5

Sử dụng hơi nước trong phòng tắm là một trong những biện pháp tốt để khắc phục ngạt mũi cho bé. Tiếp xúc với hơi nước có thể giúp làm loãng các đờm được hình thành trong mũi bé. Điều này cũng giúp mũi được thông thoáng và khiến bé dễ thở. Mẹ có thể xông hơi cho bé bằng cách xả nước nóng vào một cái chậu và bế bé cẩn thận để bé hít được hơi nóng bốc lên. Hơi nước vào mũi họng của bé khiến mũi, họng sạch và thông đờm. Mẹ có thể cho thêm một ít muối trắng để bé hít được hơi nước muối đạt tác dụng hơn.

Bài viết liên quan