Cách phòng và trị bệnh cảm cúm

Cảm cúm là tình trạng nhiễm virus đường hô hấp không chỉ là căn bệnh dễ gặp ở trẻ em mà người lớn cũng không tránh khỏi. Cảm cúm xuất hiện mỗi khi có điều kiện thuận lợi như dầm mưa, đi dưới trời nắng, tắm nước lạnh vào đêm khuya… Phòng bệnh là một trong những cách tốt nhất giúp bé tránh xa mầm mống của những virus lây bệnh trong môi trường xung quanh.

1. Dấu hiệu của cảm cúm ở trẻ nhỏ

Dưới đây là những dấu hiệu của bệnh cảm cúm thường gặp ở trẻ nhỏ. Cha mẹ nên lưu ý khi thấy trẻ xuất hiện có các dấu hiệu này.

  • Trẻ sốt cao, hay khóc đêm, cáu gắt, vứt bỏ đồ chơi và không chịu ăn cơm.
  • Người mệt mỏi, đau nhức, không muốn vận động.
  • Người mệt mỏi, bé không chịu ngủ rồi có lúc ngủ thiếp đi, hơi thở khò khè, nhiệt độ cơ thể đo được trên 38 độ C.
  • Hắt xì hơi nhiều lần và bắt đầu ho, sổ mũi từ dạng lỏng chảy thành dòng đến dung dịch đặc màu vàng, hơi tanh. Sau khoảng 4-5 ngày triệu chứng sổ mũi dần dần hết nhưng vẫn còn ho.

kinh-nghiem-cach-chua-tri-cam-cum-va-phong-ngua-benh-cum-cho-tre-2

2. Cách phòng ngừa cảm cúm cho trẻ

Trước hết, cha mẹ nên tiêm chủng cho bé đầy đủ các loại vacxin ngay từ khi còn nhỏ, điều này không những giúp bé phòng ngừa được cảm cúm mà còn đề phòng nhiều căn bệnh lây nhiễm khác như sởi, ho gà, uốn ván, thủy đậu…

Bên cạnh đó, các mẹ nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, chăn màn, áo quần giặt sạch đem phơi khô nơi có nhiều ánh nắng mặt trời. Không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn tắm, cốc uống nước…Vệ sinh răng, hàm, miệng mỗi ngày đề phòng sâu răng và vi khuẩn cúm tấn công vừa giúp hình thành thói quen tốt cho trẻ.

nhung-dieu-bo-me-can-lam-khi-tre-bi-sot-sau-khi-tiem-phong-4

Tăng cường rau xanh, trái cây trong khẩu phần ăn của trẻ, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, thức ăn mềm, lỏng như súp, cháo rất tốt cho hệ tiêu hóa. Bổ sung vitamin C đầy đủ thông qua trái cây, nước ép, sinh tố rau, củ , quả…

Ngoài ra, nên mang áo khoác, đội mũ, đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài. Rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn 3-4 lần một ngày.

Bệnh có tính lây nhiễm trong không khí rất cao vì vậy trong mùa bệnh không nên cho trẻ đi đến những nơi đông người như bệnh viện, chợ, trường học…

3. Điều trị cảm cúm

Dưới đây là một số cách điều trị bệnh cảm cúm hiệu quả cho trẻ nhỏ:

Cha mẹ nên thoa dầu khuynh diệp, uống thuốc hạ sốt và giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Thường xuyên, kiểm tra nhiệt độ cho trẻ bằng tay hoặc cặp nhiệt kế vào nách. Trẻ rất cần sự ở bên chăm sóc, an ủi, động viên mỗi ngày, vì vậy hãy dành thời gian ở bên bé nhiều hơn.

Nước muối là một trong những biện pháp sát khuẩn vừa rẻ tiền vừa rất hữu dụng trong những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp. Nhỏ vài giọt nước muối loãng vào hai mũi, súc miệng bằng nước muối mỗi ngày để sát trùng đường họng, làm giảm sự kết tụ đờm trong vòm họng giúp bé dễ hô hấp và ăn uống hơn.

be3be-uong-thuoc-ha-sot

Cho bé uống nhiều nước thanh lọc cơ thể, ngủ đủ giấc, tắm nước ấm có pha chút lá sả, hoa bưởi, lá chanh… Hơn nữa, các mẹ cũng không sử dụng nước hoa hay các dung dịch có mùi thơm lạ vì bé rất dễ dị ứng làm ngứa mũi thêm và hắt hơi nhiều.

Cuối cùng là nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày những gia vị có vị thuốc trị ho, cảm cúm, giải độc cơ thể như tỏi, hành lá, củ nghệ, gừng tươi, mật ong và các loại cá giàu omega như cá hồi, cá ngừ…giúp bé nhanh hồi phục.

Bài viết liên quan