Các bước sơ cứu khi trẻ bị bỏng

Khi trẻ bị bỏng, cha mẹ nên làm mát vùng da bị bỏng trước và thực hiện các bước sơ cứu đúng cách để giúp trẻ không bị nhiễm trùng và mau lành vết thương. Tuy nhiên, nếu cha mẹ quá sơ sài trong việc sơ cứu và không thực hiện các bước sơ cứu đúng cách thì vết thương có thể càng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Triệu chứng khi bị bỏng

Có một số nguyên nhân khiến trẻ bị bỏng, điển hình như tác động của nhiệt, hóa chất, nước sôi, các tác nhân trực tiếp hay gián tiếp tác động lên vùng da của trẻ. Khi bị bỏng, trẻ thường cảm thấy đau rát ở vùng da bị tổn thương. Ở những vùng da này thường chuyển màu sang đỏ hoặc đen và xuất hiện các mụn nước. Nếu bị bỏng quá nghiêm trọng, trẻ sẽ bị rối loạn các vùng da bị bỏng, có thể dẫn đến tàn phế hoặc gây tử vong.

Các bước sơ cứu khi trẻ bị bỏng 1

Các bước sơ cứu khi trẻ bị bỏng

Cha mẹ cần thực hiện các bước sơ cứu đúng cách để giúp trẻ tránh nguy cơ bị nhiễm trùng và vết thương mau lành. Bạn nên tham khảo các bước sơ cứu đơn giản dưới đây và ghi chú vào sổ tay để phòng khi cần thiết nhé.

1. Làm mát vùng da bị tổn thương

Trước hết, ngay khi nhận thấy trẻ bị bỏng, bạn nên ngăn chặn các tác nhân gây bỏng ngay lập tức. Tuy nhiên, kể cả khi da của trẻ không còn tiếp xúc với các tác nhân gây bỏng nữa thì nhiệt tích tụ trên vết bỏng vẫn tiếp tục gây ra những tổn thương trên da. Chính vì thế, để ngăn chặn điều này, cha mẹ cần làm mát vùng da bị tổn thương cho trẻ bằng cách ngâm phần bị bỏng vào nước mát, hoặc mở vòi nước cho chảy từ từ lên vết thương. Cách làm này sẽ làm mát vùng da bị tổn thương và giúp trẻ giảm đau.

2. Sử dụng nha đam

Nha đam là một trong những phương thuốc từ thiên nhiên để điều trị bỏng. Nếu bé chỉ bị bỏng nhẹ, sau khi ngăn chặn các tác nhân gây bỏng, làm mát vùng da bị tổn thương thì cha mẹ có thể sử dụng nha đam để trị bỏng cho bé. Các mẹ hãy lấy một ít gel nha đam, bôi nhẹ lên vết thương của bé. Hoặc mẹ có thể dùng phần gel, đắp trực tiếp lên vùng da bị bỏng của bé. Mẹ nên chịu khó thực hiện nhiều lần trong ngày, như vậy, vết thương của bé sẽ mau lành hơn.

Các bước sơ cứu khi trẻ bị bỏng 3

3. Cắt bỏ quần áo ở vùng da bị bỏng

Lưu ý đối với những trường hợp bé bị bỏng quá nghiêm trọng, bạn nên cắt bỏ tất cả quần áo che phủ ngay vùng da bị bỏng. Sau đó, tiếp tục làm mát vết thương. Tuy nhiên, nên hạn chế việc cởi quần áo vì như thế có thể khiến bé bị lột da ở vùng bị bỏng. Đồng thời, bạn cũng không nên cởi quần áo qua đầu bé vì điều này có thể làm bé bị phỏng luôn cả phần đầu và mặt.

4. Dỗ dành và cho trẻ uống nhiều nước

Khi bị bỏng đột ngột, trẻ sẽ có những biểu hiện như khóc thét, cáu gắt, hoảng loạn tinh thần… Do đó, bạn nên chịu khó dỗ dành và an ủi bé nhiều hơn. Ngoài ra, nếu trẻ bị bỏng do nước sôi thì bạn nên cho trẻ uống nhiều nước và đặt bé nằm ở tư thế không ảnh hưởng đến vùng da bị tổn thương.

http://tin180.com/

5. Rửa sạch và băng vết bỏng bằng gạc vô trùng

Nếu bé bị bỏng nặng, bạn cần phải rửa vết thương bằng nước muối sinh lý cho bé. Cách làm này sẽ giúp bé tẩy sạch vi trùng và phần da chết trên bề mặt vết thương. Sau đó, bạn hãy bôi kem kháng khuẩn silver sulfadiazine lên bề mặt vết bỏng và băng vết bỏng lại bằng gạc vô trùng. Điều này rất có ích cho việc làm lành vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng nhưng lại có thể làm bé cảm thấy khá đau đớn. Do đó, bạn nên an ủi và quan tâm bé nhiều hơn.

6. Khám bác sĩ

Trong một số trường hợp khi bị bỏng quá nặng, trẻ có thể bị sốc, giảm huyết ám, khó thở… Khi phát hiện những triệu chứng này, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến những cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, trẻ có thể dẫn đến tử vong. Với những trường hợp bỏng nhẹ, bạn có thể tự điều trị cho bé tại nhà nhưng phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Các bước sơ cứu khi trẻ bị bỏng 2

Ngoài ra, khi nhà có trẻ nhỏ, cha mẹ cần phải chăm sóc và để ý đến bé cẩn thận, không cho trẻ tiếp xúc với các vật dụng có thể gây bỏng như ấm nước nóng, bàn ủi, nước sôi… Đồng thời, nên bố trí và sắp xếp khu vực bếp hợp lý, hạn chế tầm tay của trẻ nhỏ.

Bài viết liên quan