Bệnh trái rạ và cách phòng tránh

Bệnh trái rạ hay còn được gọi là bệnh thủy đậu, lây nhiễm qua đường hô hấp và có thể xuất hiện những biến chứng nặng hơn. Tuy nhiên, làm thế nào để nhận biết và phòng tránh căn bệnh này? Các mẹ hãy cùng tham khảo những thông tin hữu ích qua bài viết sau đây nhé.

Bệnh trái rạ và cách phòng tránh 1

Nguyên nhân và triệu chứng

Bệnh trái rạ (thủy đậu) do siêu vi trùng varicella – zoster herpes gây ra. Loại siêu vi trùng này có sẵn trong các chất tiết ở đường hô hấp và trong chất dịch của mụn. Vì thế, nếu hít và tiếp xúc phải những chất tiết này, hoặc tiếp xúc với những đồ dùng của người bệnh, bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm bệnh trái rạ.

Bệnh trái rạ thường xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn, nhất là trong khoảng thời gian từ tháng giêng đến tháng sáu. Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh khoảng 10 đến 14 ngày, bệnh mới bắt đầu phát tán và xuất hiện các vết mụn nước ở đầu, mặt và các chi. Trong vòng 24 giờ sau đó, người bệnh có thể bị nổi mụn nước toàn thân.

Bệnh trái rạ và cách phòng tránh 2

Trẻ bị mắc bệnh trái rạ sẽ kèm theo các triệu chứng như cảm, sốt, biếng an, đau đầu, nôn ói và ngứa ngáy ở các vùng da bị mụn nước. Tùy vào thể trạng của từng người mà bệnh trái rạ sẽ hết dần sau khoảng từ 7 đến 10 ngày. Các mụn nước sẽ khô lại, bong vảy và thâm da nhưng hầu hết đều không để lại sẹo.

Tuy nhiên, nếu bệnh trái rạ bị biến chứng và xuất hiện nhiễm trùng ở những vùng da bị mụn nước thì trẻ có thể mắc các bệnh nghiêm trọng hơn, điển hình như bị viêm phổi, viêm não, tiểu não… thậm chí có một số trường hợp còn ảnh hưởng đến tính mạng và để lại nhiều di chứng sau này.

Ở các mẹ đang trong giai đoạn mang thai, nhiễm bệnh trái rạ sẽ cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Mẹ bị viêm phổi, sảy thai, trẻ bị bại não, sẹo bẩm sinh, dị tật sau sinh… Chính vì thế, mẹ nên chủ động phòng tránh căn bệnh trái rạ để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cho cả gia đình.

Cách phòng tránh bệnh trái rạ

Bệnh trái rạ và cách phòng tránh 3

Cách phòng tránh bệnh trái rạ hiệu quả nhất là tiêm vaccine đề kháng, khoảng 0,5ml/liều. Trẻ em dưới 12 tuổi có thể tiêm một liều duy nhất. Trẻ từ 12 tuổi trở lên cần tiêm 2 liều vaccine và mỗi liều cách nhau từ 6 tuần trở lên. Các mẹ có ý định mang thai thì nên tiêm vaccine ngừa bệnh trái rạ trước 3 tháng.

Tuy nhiên, không phải chỉ có trẻ em và phụ nữ có ý định mang thai mới cần tiêm vaccine phòng bệnh trái rạ mà ngay cả những người lớn, người từng mắc bệnh trái rạ vẫn cần tiêm vaccine để phòng ngừa. Khi mắc bệnh, người lớn cũng có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm, người đã từng mắc bệnh có khả năng kháng thể với loại virus này nhưng có thể biến đổi sang những căn bệnh trầm trọng khác.

Bệnh trái rạ và cách phòng tránh 4

Bên cạnh việc tiêm vaccine phòng ngừa, các mẹ cũng nên lưu ý nếu trong gia đình có người bị mắc bệnh. Ba mẹ cần cách ly người bệnh và vệ sinh đồ dùng cá nhân của người bệnh để hạn chế lây lan cho các thành viên khác. Hơn nữa, người bệnh cũng không nên gãi hay làm vỡ các nốt trái rạ, vệ sinh sạch sẽ hàng ngày và mặc quần áo thoáng mát để tránh cọ sát vào da.

Ngoài ra, ba mẹ cũng nên bổ sung cho bé các loại thức ăn có nhiều thành phần chất dinh dưỡng, vitamin, các loại khoáng chất cần thiết để bé tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi các loại virus có hại. Trong thời điểm nóng bức, nên cho bé tắm rửa hàng ngày, giữ móng tay, chân luôn sạch sẽ, đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với người bệnh.

Bài viết liên quan