Bệnh thoát vị đĩa đệm và những điều cần biết

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình.

Thoát vị đĩa đệm thường xuất hiện ở những người cao tuổi hoặc những người làm việc nặng trong thời gian dài. Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và làm việc của con người.

benh thoat vi dia dem

1. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm. Một số nguyên nhân chủ yếu là:

– Tư thế sai trong lao động, vận động và hoạt động. Cơn đau thường xuất hiện khi bạn nhấc vật nặng ở tư thế không phù hợp. Chẳng hạn, thay vì bê vật rồi từ từ đứng lên, thì nhiều người lại có thói quen đứng rồi cúi xuống, nhấc vật nặng lên. Việc mang vác sai tư thế dễ gây chấn thương đốt sống lưng, gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm.

– Nguyên nhân do bị tai nạn hay các chấn thương cột sống.

benh thoat vi dia dem 1

– Tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi để gây bệnh. Những người ở độ tuổi từ 30 đến 50 là có nguy cơ bị thoát vị cao nhất do những thành phần nước và đàn hồi bên trong nhân tủy sẽ giảm đi theo tuổi.

– Tổn thương đĩa đệm cũng có thể do nguyên nhân di truyền. Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.

2. Triệu chứng

Thoát vị đĩa đệm gây nên các cơn đau thắt lưng với các triệu chứng nhức, tê lan dọc từ thắt lưng xuống dưới mông và chân, hoặc có thể đau từ vùng cổ, gáy lan ra hai vai và xuống các cánh tay, bàn tay, khiến người bệnh khó chịu, đau đớn.

benh thoat vi dia dem 2

Đau cột sống và đau rễ thần kinh cũng là các triệu chứng nổi bật của bệnh. Bệnh thường đau tái phát nhiều lần, mỗi đợt kéo dài khoảng 1 – 2 tuần, sau đó lại khỏi bệnh. Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, cúi. Ngoài ra còn có cảm giác kiến bò, tê cóng, kim châm tương ứng với vùng đau. Dần dần, đau trở nên thường xuyên, kéo dài hàng tháng nếu không được điều trị.

3. Cách điều trị

Sau khi mắc bệnh, bệnh nhân cần có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng thuốc điều trị đúng liều lượng và các biện pháp vật lý trị liệu. Trong thời kì đầu bệnh cấp tính, bệnh nhân nên nằm nghỉ trên giường, hạn chế đi lại và vận động mạnh, nên nằm ngửa trên ván cứng, có đệm lót kheo làm co nhẹ khớp gối và háng. Khi bệnh ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể dùng thuốc, thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để hồi phục.

benh thoat vi dia dem 3

4. Cách phòng bệnh

– Không lao động, khiêng vật nặng quá sức mình vì trọng tải của cột sống, đĩa đệm có giới hạn nhất định. Nếu bạn cố gắng quá sức sẽ làm hỏng cấu trúc cơ thể làm tăng khả năng cong vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm.

– Không nên đột ngột hoạt động mạnh, mà phải san sẻ lực từ từ nếu không sẽ bi sai tư thế vận động.

– Với những người hay làm việc lâu với 1 tư thế như nhân viên văn phòng thì nên thay đổi tư thế để đảm bảo cho đĩa đệm giảm áp lực. Khi thấy bị đau lưng, đau cột sống thì nên nghỉ ngơi, chườm nóng hoặc tắm nước nóng, tự xoa vuốt các khớp cổ lưng tay chân. Thường xuyên tập thể dục mỗi buổi sáng.

benh thoat vi dia dem 4

– Luôn giữ đúng tư thế đứng thẳng cho cột sống cho bất kì công việc gì kể cả mang vác, bưng bê hay giặt giũ, bế trẻ em, lái xe.

– Nên có chế độ làm việc hợp lí, điều hòa sự lao động phục hồi của đĩa đệm. Theo một số nghiên cứu cho rằng, đĩa đệm chỉ chịu trọng tải tối đa khoảng 2 giờ và cần khoảng 15 – 20 phút để phục hồi lại dịch đĩa đệm.

– Cần phải biết kết hợp làm việc và nghỉ ngơi xen kẽ để đĩa đệm được phục hồi kịp thời sức khỏe, tránh tình trạng mắc bệnh thoát vị đĩa đệm sau này.

Bài viết liên quan