Bệnh sởi ở trẻ em và những biến chứng nguy hiểm

Sởi là bệnh truyền nhiễm cao, thường gặp ở trẻ em, dễ lây nhiễm và gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Các mẹ nên ghi chú những điều này nhằm phòng ngừa và chữa trị kịp thời cho bé, tránh để xuất hiện biến chứng đáng sợ.

C4HY30 Mother nursing sick child

Nguyên nhân của bệnh sởi

Bệnh sởi do virus gây ra, phổ biến nhất vào mùa xuân. Vào thời gian này, nhiệt độ và độ ẩm trong không khí khá cao nên các loại virus, vi khuẩn gây hại dễ dàng sinh sôi và phát triển. Bệnh sởi thường lây lan với tốc độ nhanh chóng, do tiếp xúc với dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho hoặc hắt hơi trong không khí. Và trẻ em là một trong những đối tượng thường xuyên mắc phải căn bệnh này.

Triệu chứng của bệnh sởi

Giai đoạn ủ bệnh có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Triệu chứng đầu tiên của bệnh là trẻ bị sốt cao và có thể kéo dài đến 7 ngày. Sau khi giảm sốt, trẻ sẽ có những triệu chứng như chảy nước mũi, nước mắt, ho nhiều… Vài ngày sau đó, ban sởi sẽ xuất hiện ở mặt, cổ, rồi lan ra toàn thân. Ban sởi thường có màu đỏ hoặc nâu, hình dạng như dấu chấm nhỏ và kéo dài khoảng 1 tuần rồi biến mất hẳn.

Bệnh sởi ở trẻ em 3

Tuy nhiên, nghiêm trọng hơn là các biến chứng của bệnh xuất hiện sau đó. Nếu mẹ nhận thấy ban sởi đã biến mất dần nhưng bé vẫn còn các triệu chứng như sốt cao, ho, sổ mũi, quấy khóc, biếng ăn… thì rất có thể bé bị biến chứng do bệnh sởi gây ra. Các bậc phụ huynh nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị ngay.

Biến chứng nguy hiểm do bệnh sởi gây ra

Viêm phế quản – phổi

Biến chứng thường gặp nhất do bệnh sởi gây ra là viêm phế quản, phổi. Mẹ có thể nhận thấy các dấu hiệu như sốt cao, khó thở, ho nhiều, khi khám phổi có ran phế quản và ra nổ, khi bác sĩ chụp X-quang, phát hiện hình ảnh viêm phế quản… Nếu không được chữa trị kịp thời, có thể gây ra tử vong ở trẻ nhỏ.

Viêm não – màng não – tủy cấp

Biến chứng nguy hiểm hơn là viêm não, viêm màng não và tủy cấp. Một số dấu hiệu như sốt cao, co giật, hôn mê, rối loạn ý thức, liệt nửa người hoặc liệt một chi nào đó, viêm tai…

Bệnh sởi ở trẻ em 4

Viêm niêm mạc miệng – lợi miệng

Biến chứng gây loét niêm mạc miệng. Nếu lan sâu, loét vào đến xương hàm, sẽ dẫn đến tình trạng hoại tử niêm mạc, hơi thở thường có mùi hôi khó chịu, gây rụng răng và viêm xương.

Biến chứng tai – mũi – họng

Bệnh sởi có thể gây ra các biến chứng về tai, mũi, họng, khiến trẻ bị viêm mũi, viêm họng, thậm chí dẫn đến bệnh viêm tai, viêm tai xương chũm.

Suy giảm miễn dịch

Bệnh sởi ở trẻ em 5

Hơn nữa, khi mắc bệnh sởi và các biến chứng do sởi gây ra, trẻ cũng thường bị suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu kém và dễ dàng mắc các bệnh khác như lao, ho gà, bạch cầu…

Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần cho trẻ tiêm vaccine phòng bệnh sởi khi trẻ được 9 tháng tuổi trở lên và tiêm phòng một lần nữa khi trẻ được 18 tháng tuổi.

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bệnh, các mẹ nên cách ly trẻ với các thành viên trong gia đình, đưa trẻ khi khám tại các bệnh viên, đồng thời, bổ sung các thức ăn dinh dưỡng, giàu vitamin để giúp bé nâng cao sức đề kháng và nhanh chóng khỏi bệnh.

Bài viết liên quan