24 nguyên tắc về dinh dưỡng mẹ bầu cần biết

Dinh dưỡng cho mẹ bầu cực kỳ quan trọng, điều đó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Vì vậy, để có một thai kỳ khỏe mạnh, các mẹ đừng quên 24 nguyên tắc về dinh dưỡng cho mẹ bầu dưới đây nhé.

1. Uống nhiều nước

24 nguyen tac ve dinh duong me bau can biet 1

Phụ nữ mang thai dễ bị mất nước hơn bình thường, vì vậy việc uống nhiều nước cực kỳ quan trọng. Nước và các loại chất lỏng khác kết hợp với chất xơ giúp ngăn ngừa hiệu quả chứng nóng trong người và táo bón ở bà bầu.

2. Giảm muối

Ăn mặn là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh huyết áp cao. Đây là bệnh có thể gây nên những biến chứng khá nguy hiểm trong suốt thai kỳ. Vì vậy, mẹ bầu khi mang thai cần hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn của mình để đảm bảo an toàn cho cả bản thân và em bé.

3. Bổ sung sữa mỗi ngày

Sữa là nguồn cung cấp canxi phong phú, cần thiết cho sự phát triển hệ răng và xương của cả mẹ và thai nhi. Bạn có thể uống sữa hoặc ăn những thực phẩm từ sữa như pho mát, sữa chua, hoặc có thể chọn những loại ít chất béo để tránh hiện tượng tăng cân quá nhanh và quá nhiều cho mẹ.

4. Bổ sung protein

Mẹ bầu nên chú trọng những loại thực phẩm giàu protein như thịt nạc, thịt gà, cá, trứng và đậu. Ngoài việc cung cấp protein, đây cũng là những thực phẩm chứa lượng sắt dồi dào, cần thiết cho nhu cầu phát triển của bé.

5. Trái cây và rau

24 nguyen tac ve dinh duong me bau can biet 2

Mẹ bầu nên bổ sung rau và hoa quả ít nhất 5 lần một ngày. Bên cạnh cung cấp các chất dinh dưỡng, trái cây, rau quả còn cung cấp một lượng chất xơ đáng kể, rất cần thiết cho bà bầu để tránh táo bón – vốn là vấn đề rất thường gặp trong chín tháng thai kỳ.

6. Ăn nhiều tinh bột

Tinh bột là thành phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng vì nó cung cấp năng lượng chính cho sự hoạt động của cơ thể và não bộ của cả mẹ và em bé. Việc ăn uống đủ chất tinh bột (gạo, bánh mì, ngũ cốc…) sẽ giúp cung cấp lượng carbohydrate thường xuyên, đảm bảo lượng đủ lượng đường trong máu, giúp chống lại mệt mỏi.

7. Bổ sung Choline

Những thực phẩm gồm lòng đỏ trứng, thịt xông khói, sữa, raubina chứa nhiều choline, là dưỡng chất vô cùng cần thiết cho sự phát triển trí não của bé.

8. Bổ sung axit folic

Axit folic đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa các nguy cơ dị tật cho bé khi sinh ra. Vì vậy, đừng quên bổ sung axit folic trước và trong quá trình mang thai các mẹ nhé. Các loại thực phẩm giàu dưỡng chất axit folic như gan động vật, sữa đậu nành, súp lơ xanh, hạt hướng dương, các loại rau có màu xanh, ngũ cốc và các loại đậu…

9. Đừng quên Omega 3 và DHA

Đây là 2 dưỡng chất không thể thiếu cho mẹ và bé trong thai kỳ. Nó không chỉ giúp cho mẹ khỏe mạnh hơn mà còn hỗ trợ bé phát triển hệ thần kinh. Nhu cầu về DHA tăng mạnh vào quý 3 của thai kỳ. Các thực phẩm giàu omega 3 và DHA là cá, trứng, sò, thịt gà, thịt bò và gan động vật…​

10. Bổ sung thêm thịt bò nạc

Thịt bò là nguyên liệu giàu dinh dưỡng, có lợi cho sự phát triển cơ thể. Ngoài lượng chất đạm cao, thịt bò còn cung cấp chất sắt, kẽm và các vitamin B2, B6, B12, tốt cho hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu.

24 nguyen tac ve dinh duong me bau can biet 3

Chất sắt có trong thịt bò còn giúp phục hồi các tế bào máu và cần thiết cho việc cung cấp ôxy cho các tế bào trong cơ thể. Việc mẹ bầu được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thịt bò, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, có sức đề kháng chống lại nhiều căn bệnh khác. Tránh bị sinh non trước tháng, đảm bảo an toan cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

11. Không ăn kiêng trong thai kỳ

Những phụ nữ ăn kiêng nghiêm ngặt và mắc các vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường, bệnh tiểu đường thai kỳ, thiếu máu do dinh dưỡng không hợp lý có nguy cơ có con bị thiếu cân cao. Vậy nên, nếu mẹ cần lên kế hoạch sinh con khỏe mạnh bằng cách đi khám sức khỏe và bổ sung đủ dưỡng chất trước khi có bầu.

12. Bổ sung vitamin và khoáng chất

Những thực phẩm hàng ngày có thể sẽ không cung cấp đủ dưỡng chất trong suốt thai kỳ cho mẹ bầu. Vì vậy, bà bầu cần bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là axit folic, chất sắt, canxi, các vitamin và choline, nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện cho bé, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi.

13. Nên chia thành các bữa ăn nhỏ

Việc chia nhỏ các bữa ăn giúp bà bầu giảm bớt sự khó chịu ở dạ dày khi bị thai nhi chèn ép. Ngoài ra, cách ăn khoa học này còn giúp mẹ tiêu hóa tốt hơn, ăn được nhiều món hơn, ngon miệng hơn, đặc biệt là giúp mẹ giảm bớt tình trạng nôn, chán ăn khi ốm nghén.

14. Nên ăn nhiều cá

24 nguyen tac ve dinh duong me bau can biet 4

Cá là thực phẩm giàu protein, lượng protein trong cá cao hơn thịt, gia cầm, trứng, ngoài ra cá là loại thực phẩm cơ thể rất dễ hấp thụ và tiêu hóa. Cá giúp thai nhi phát triển não bộ, bên cạnh đó ăn cá còn có khả năng giúp thai kỳ của bạn phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, cá còn giàu omega – 3 là chất giúp mẹ hạn chế sinh non ở mức tối đa nhất.

15. Ăn uống điều độ

Ăn quá nhiều hay ăn quá ít đều không tốt cho mẹ bầu. Lượng phù hợp nên bổ sung cho mẹ bầu mỗi ngày là 300kalo. Các thức ăn vặt tốt cho mẹ bầu là: hoa quả tươi, nước hoa quả, bánh mì, bánh ngọt, bánh quy, sữa…

16. Bổ sung canxi trong quý 3 của thai kỳ

Đây là lúc xương và răng của bé bước vào giai đoạn hoàn thiện nên khoáng chất này cần tăng cường bổ sung nhiều hơn bình thường. Lúc này, bé cần khoảng 13mg canxi mỗi giờ từ máu mẹ. Do đó, mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung khoảng 250 đến 300mg canxi. Các thực phẩm giàu can xi cho mẹ bầu như sữa, súp lơ xanh, cá hồi, rau họ đậu…

17. Tránh những đồ ăn đóng hộp

Mẹ bầu nên tránh ăn thức ăn đóng hộp quá nhiều trong thai kỳ cũng như thịt hun khói hay thức ăn nhanh. Vì trong các thức ăn này có chứa nitrate để chống sự phá hoại của vi khuẩn. Do đó nếu dùng nhiều, cơ thể mẹ sẽ bị thừa muối dẫn tới các bệnh lý nghiệm trọng của thai kỳ.

18. Không nên ăn hải sản hun khói

24 nguyen tac ve dinh duong me bau can biet 5

Trong khi mang thai, bà bầu tốt nhất nên bỏ qua các món hải sản hun khói chưa qua chế biến. Vì những loại hải sản này thường được lưu trữ trong tủ lạnh và dễ bị vi khuẩn listeria tấn công.

19. Bổ sung vitamin A

Mẹ bầu bổ sung vitamin A hợp lý trong thai kỳ giúp cho bé phát triển được hoàn thiện xương, da, thị giác, tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, nó cũng giúp giảm bớt các nguy cơ ung thư phổi và ung thư vòm họng cho mẹ.
Tuy nhiên, nên bổ sung hợp lý dưỡng chất này, chỉ nên cung cấp khoảng dưới 4.000 IU vitamin A mỗi ngày cho mẹ bầu thôi nhé. Các loại quả có màu vàng có nhiều dưỡng chất này.

20. Hạn chế các đồ ăn vặt

Các thức ăn vặt giàu đường và chất béo không tốt cho mẹ bầu. Chúng có thể khiến cơ thể dư thừa năng lượng nhưng lại thiếu hụt các khoáng chất và vitamin cần thiết.

21. Hạn chế dùng pho mát mềm

Phó mát mềm có thể không phải là món ăn an toàn cho mẹ bầu vì chúng có thể chứa khuẩn listeria. Loại khuẩn này có thể truyền từ mẹ qua bé và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hoặc gây ra các tình trạng như sẩy thai hay thai chết lưu.

22. Hạn chế cà phê, trà

24 nguyen tac ve dinh duong me bau can biet 6

Cà phê hay trà không phải là thức uống mẹ bầu có thể dùng nhiều trong thai kỳ vì chúng chứa caffein. Mỗi ngày mẹ chỉ nên tiêu thụ dưới 200mg caffein. Nếu tiêu thụ trên mức này thì nguy cơ sẩy thai có thể tăng lên 50%.

23. Tránh xa đồ uống có cồn

Uống rượu nhiều trong khi mang thai có thể dẫn tới dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi nên tránh tất các các loại rượu cũng như các đồ uống có cồn. Điều này bao gồm rượu vang, bia, rượu trứng.

24. Tránh xa thuốc lá

Thuốc lá là điều mẹ bầu nên tránh xa trong suốt thai kỳ của mình. Không chỉ việc hút thuốc mà cả việc hít phải khói thuốc cũng khiến cho sức khỏe của mẹ và bé bị ảnh hưởng. Nhất là đối với bé nhé.

Bài viết liên quan