Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh ung thư ác tính, gây ra nhiều nỗi lo âu cho phần lớn các chị em phụ nữ ở hầu hết mọi lứa tuổi. Vậy nên làm gì để phòng ngừa căn bệnh quái ác này? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin bổ ích trong bài viết sau để bảo vệ sức khỏe của chính mình các bạn nhé.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung
Hiện nay, ung thư cổ tử cung chiếm tỉ lệ khá lớn trong các căn bệnh ung thư. Các tế bào ung thư xuất hiện và hình thành ở vùng mô cổ tử cung. Phổ biến nhất là ung thư cổ tử cung do virus HPV gây ra. Ngoài ra, còn có các loại bệnh ung thư cổ tử cung khác, chẳng hạn như ung thư biểu mô tế bào nhỏ, ung thư mô tuyến, ung thư tuyến vảy, ung thư hạch bạch huyết, ung thư tuyến mô liên kết…
Đối tượng chủ yếu mắc phải căn bệnh ung thư cổ tử cung là các chị em phụ nữ lớn tuổi, đã qua giai đoạn sinh đẻ, bị viêm nhiễm đường sinh dục, virus xâm nhập vào tử cung lâu ngày, gây ra các tế bào ung thư và dẫn đến căn bệnh ung thư cổ tử cung.
Bên cạnh đó, những người hút thuốc thường xuyên cũng có khả năng bị nhiễm virus HPV, gây ung thư cổ tử cung. Quan hệ tình dục quá sớm hoặc với quá nhiều người cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, những người có gia đình mắc bệnh tiền sử ung thư cổ tử cung hoặc có sức đề kháng yếu, làm việc trong môi trường quá căng thẳng cũng là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.
Triệu chứng
Trong giai đoạn đầu của ung thư cổ tử cung, người bệnh thường không có triệu chứng bệnh rõ ràng, chỉ có những biểu hiệu như: ra nhiều huyết trắng, có mùi hôi, chảy máu âm đạo bất thường, bị rong kinh, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, có cảm giác đau vùng xương chậu và đau sau khi quan hệ tình dục.
Tuy nhiên, một số chị em phụ nữ đều không để ý đến các triệu chứng này cho đến khi căn bệnh bước vào giai đoạn muộn, với những triệu chứng như đau lưng, có cảm giác đau khi đi tiểu, rò rỉ nước tiểu, nước tiểu có màu đục, bị táo bón hoặc bị sưng ở một bên chân.
Chính vì thế, các chị em phụ nữ nên chủ động tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và các thành viên trong gia đình.
Cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Một trong những biện pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất là tiêm vaccine phòng ngừa virus HPV. Độ tuổi thích hợp để tiêm ngừa vaccine dao động trong khoảng từ 9 đến 26 tuổi. Các bạn gái có thể hoàn toàn yên tâm vì tiêm vaccine không hề gây hại cho cơ thể cũng như không có bất cứ các tác dụng phụ nào.
Bên cạnh đó, các chị em phụ nữ cũng nên thường xuyên đi khám sức khỏe, khám phụ khoa định kỳ trong khoảng từ 6 tháng/lần để có thể phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung kịp thời và được chữa trị đúng cách.
Hơn nữa, nên sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, không quan hệ với nhiều bạn tình và vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày, nhất là lúc trước và sau khi quan hệ tình dục.
Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung các loại thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, các khoáng chất cần thiết, hoặc có chứa các chất chống ung thư như dâu tây, gừng, nghệ, trà xanh, rau cải… vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.