Rất nhiều bà mẹ có thắc mắc rằng trẻ ngủ hay giật mình có sao không? Nếu bị giật mình phải làm thế nào? Theo thống kê trên một số nguồn tham khảo thì có khoảng 50% trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình và có nhiều nguyên nhân gây ra như do trẻ gặp ác mộng, trẻ bị ướt tã, trẻ thiếu canxi, trẻ chưa quen giấc ngủ đêm… Điều đó có thể cũng là dấu hiệu của một bệnh lý, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào các mẹ nhé!
1. Một số nguyên nhân khiến trẻ ngủ hay giật mình
Các bé thường hay giật mình khi ngủ đôi khi là biểu hiện của một số bệnh như trào ngược dạ dày thực quản, trẻ bị đầy hơi, khó tiêu hay do gặp ác mộng. Trẻ bị giật mình khi ngủ có thể do một số nguyên nhân dưới đây:
Trẻ thường gặp ác mộng: Các bé có thể thức dậy giữa đêm khuya, la hét và khóc lóc. Nguyên nhân khiến bé bị giật mình khi ngủ có thể là do bé vừa gặp ác mộng hoặc có thể chỉ là hội chứng sợ hãi về đêm vô hại đối với bé.
Trẻ bị thiếu hụt vitamin D: Trẻ bị còi xương và có một số biểu hiện bên ngoài như đổ mồ hôi trộm, chậm mọc răng, thóp liền chậm, biến dạng xương và lâu biết lật – ngồi – đứng – đi. nếu trẻ ngủ hay bị giật mình do thiếu vitamin D thì ngoài việc đưa bé đến bác sĩ thăm khám thì mẹ cần tắm náng, cho bé bú mẹ và ăn dặm đúng cách.
Trẻ bị ướt tã: Tã bị ướt khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu và làm trẻ ngủ hay bị giật mình. Để tránh trường hợp này thì mẹ nên cho bé đi vệ sinh trước khi ngủ, thay tã mới cho bé.
Trẻ bị đói: Đói bụng cũng là nguyên nhân khiến trẻ ngủ hay bị giật mình. Các mẹ cần canh thời gian chuẩn nhất để cho bé bú, bé uống sữa chứ không tùy hứng. Dần dần sau này bé sẽ quen và cứ đến giờ là bé sẽ đòi ăn.
Trẻ bị giật mình do âm thanh và tiếng động lạ: Tiếng ồn, ánh sáng bất thường làm thay đổi không gian phòng ngủ khiến trẻ giật mình và khóc thét lên. Bố mẹ cần đảm bảo không gian ngủ của bé có ánh sáng nhẹ và yên tĩnh. Tránh dọn dẹp, rì rầm nói chuyện lúc bé ngủ.
2. Một số lưu ý giúp trẻ ngon giấc hơn
Khi trẻ sơ sinh thường xuyên giật mình khi ngủ, hoặc ngủ không đủ giấc, ngủ chập chờn…, sẽ dẫn đến nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn, thiếu canxi, phát triển chậm về cân nặng và chiều cao. Để hạn chế hiện tượng này, ba mẹ cần lưu ý một số điểm sau:
Không nên quấn trẻ quá chặt
Nhiều cha mẹ có thói quen quấn trẻ chặt để giúp cho trẻ không bị lạnh khi ngủ. Thế nhưng, nó lại làm cho trẻ khó thở, gây toát mồ hôi và có thể gây cảm lạnh. Để giúp trẻ ngủ ngon và có giấc ngủ sâu giấc hơn, bạn nên quấn trẻ trong một lớp chăn đủ ấm, nhưng đừng chặt quá nhé.
Vỗ nhẹ lưng trẻ khi trẻ giật mình
Bạn nên biết rằng, với trẻ sẽ có hai trạng thái ngủ đó là ngủ sâu và ngủ nông. Đối với trẻ em nhất là trẻ sơ sinh, tỷ lệ giữa giấc ngủ sâu và ngủ nông là 50/50 và hai trạng thái này thường đan xen lẫn nhau. Lúc ngủ sâu, bé hoàn toàn có khả năng thả lỏng cơ thể nghỉ ngơi, không có bất kì hoạt động nào khác ngoài việc đôi khi khẽ giật mình hay khẽ nhếch miệng. Khi ngủ nông, tay chân và cả cơ thể bé sẽ vẫn động đậy, trên mặt bé vẫn có những biểu hiện như nhíu mày hay mỉm cười.
Vì thế, nếu bé có động đậy, hay chỉ giật mình nhẹ thì cha mẹ đừng vội vỗ nhẹ, bế bé hoặc cho bé bú ngay mà nên quan sát một lúc xem bé có ngủ tiếp hay không. Chỉ khi bé bật khóc hoặc cử động mạnh thì lúc đó cha mẹ mới nên bế bé lên dỗ dành và cho bé bú.
Không nên cho bé ngậm vú sữa khi ngủ
Các bé sẽ dễ ngủ hơn khi đang ngậm vú sữa, thế nhưng điều đó có hại cho răng của bé, răng bé sẽ bị vàng và dễ dàng bị sâu hơn. Ngủ với bình sữa trên tay cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh về tai của trẻ em. Đây cũng là một trong những sai lầm cần tránh khi các bậc cha mẹ cho bé ngủ nhé.
Đừng nên để đèn quá sáng khi bé ngủ
Nhiều bậc cha mẹ vì để tiện cho việc thay tã và cho con bú ban đêm nên thường có thói quen bật đèn sáng suốt đêm, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Trẻ sơ sinh ngủ trong môi trường ánh sáng sẽ giảm chất lượng giấc ngủ, thời gian ngủ cũng ngắn hơn dẫn tới giảm sự phát triển trị tuệ và thể chất.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh cho thấy, trẻ ngủ trong môi trường ánh sáng tỷ lệ cận thị có thể tăng đến 30%. Vì thế, dù có hơi bất tiện một chút, nhưng ba mẹ cũng nên tắt điện để bé được ngủ trong điều kiện tốt nhất nhé.
Không nên cho bé thường xuyên ngủ trên tay mẹ
Mẹ nên cho bé chơi sau khi bú mẹ, cho bé nghe nhạc để bé ý thức được đây là khoảng thời gian vui chơi. Đặt bé xuống giường hoặc nôi khi bé vừa thiu thiu ngủ. Khi đặt xuống thì vị nhai tay bé lại để bé không giật mình, giữ được một lúc mới thả ra. Mẹ không nên cho bé thường xuyên ngủ trên tay mẹ.
Bổ sung vitamin D cần thiết cho bé
Bổ sung vitamin D và canxi cho bé bằng sữa mẹ và các sản phẩm bổ sung dưỡng chất dành riêng cho trẻ nhỏ vì bệnh còi xương là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng này.