Viêm gan B là bệnh lý về gan nghiêm trọng, bệnh gây ra bởi vi rút viêm gan B (HBV). Bệnh phát triển lâu dài trở thành mãn tính, dẫn đến các bệnh nặng hơn như suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.
Làm cách nào để phát hiện bệnh kịp thời và tìm cách chữa trị hiệu quả để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng cùng như cách phòng bệnh viêm gan B qua bài viết sau đây.
1. Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm gan B là do vi rút viêm gan B tấn công ở người bệnh có sức đề kháng kém dễ bị vi rút tấn công sang cho người bệnh lành tính thông qua 4 con đường chính sau:
– Lây truyền từ mẹ sang con. Vi rút được truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ mà không phải trong thời kỳ mang thai.
– Lây truyền qua quan hệ tình dục.
– Lây truyền qua bơm kim tiêm, dụng cụ xăm trổ mình.
– Lây truyền vô tình qua các vết đâm, chọc.
2. Triệu chứng
Nhiều người bị nhiễm bệnh thường không cảm thấy có triệu chứng gì và thậm chí còn không biết là mình đã nhiễm bệnh. Khoảng 90% trẻ nhỏ sinh ra đã có mẹ mắc bệnh đều bị nhiễm bệnh viêm gan B. Dưới đây là một số triệu chứng cơ bản.
– Người nhiễm viêm gan B cấp tính thường sốt nhẹ, bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, lười đi lại. Triệu chứng này tồn tại ở đa số bệnh nhân với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, cũng có những bệnh nhân viêm gan B chỉ có triệu chứng mệt mỏi là duy nhất.
– Bệnh nhân có dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa. Khi ăn vào ậm ạch khó tiêu, đi ngoài phân lỏng. Đặc biệt, với những trường hợp viêm gan B ứ mật nặng thì phân bị bạc màu.
– Bệnh nhân có nước tiểu màu vàng, vàng da. Một số người có biểu hiện đau tức vùng gan.
3. Cách phòng bệnh
– Đối với người chưa có miễn dịch với vi rút viêm gan B cần được tiêm phòng đẩy đủ.
– Đối với trẻ em sinh ra từ mẹ mà xét nghiệm có HBsAg dương tính cần được dùng globulin miễn dịch và tiêm phòng vaccin trong vòng 12 giờ ngay sau khi sinh sẽ giúp giảm khả năng lây truyền bệnh từ mẹ sang con.
– Đối với những người bị viêm gan vi rút B mạn tính mà chưa có chỉ định điều trị, cần theo dõi thường xuyên bằng xét nghiệm ALT trong máu, aFP và siêu âm gan.
– Không nên dùng dao cạo râu và bàn chải đánh răng chung với người có nhiễm vi rút viêm gan B.
– Luôn sinh hoạt tình dục an toàn để tránh trao đổi các chất dịch cơ thể trong khi sinh hoạt tình dục qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn.
– Trước khi kết hôn cần thử HBsAg nếu vợ hoặc chồng có nhiễm vi rút viêm gan B mà người kia chưa có miễn dịch cần tiêm phòng trước khi kết hôn.
4. Cách điều trị
Phần lớn bệnh viêm B không cần dùng thuốc đặc hiệu để điều trị vi rút vì 90% số trường hợp mắc bệnh ở người lớn và trẻ em đều có dấu hiệu lành bệnh khi trưởng thành. Trong giai đoạn cấp tính, người bệnh cần nghỉ ngơi, rèn luyện thể dục thể thao, bảo đảm dinh dưỡng, bệnh sẽ dần được hồi phục.