Ăn dặm là thời điểm quan trọng để bé thích nghi dần với thực phẩm phong phú bên ngoài và rèn luyện khả năng nhai nuốt. Vào giai đoạn này, sức khỏe và khả năng đề kháng của bé sẽ tăng lên nếu được ăn dặm đúng cách. Các bà mẹ cần lưu ý khi chọn lựa thực phẩm và phương pháp cho bé ăn dặm. Dưới đây là một vài gợi ý có thể giúp ích cho các mẹ.
1.Bú mẹ
Sữa mẹ vẫn là điều tốt nhất cho trẻ nhỏ. Mỗi ngày, mẹ nên cho bé bú 5-6 bữa, tương đương với 500ml sữa, tùy theo nhu cầu của bé.
2.Nếu mẹ thiếu sữa hoặc không có sữa
Trong trường hợp này, các mẹ nên cho bé uống sữa nhân tạo theo tiêu chuẩn 500 ml/ngày. Nếu bé không chịu bú bình thì có thể đổ ra thìa và bón cho bé uống. Bên cạnh đó, các thực phẩm bổ sung khác như cốm dinh dưỡng…có thể cân nhắc để sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
3.Uống nước hoa quả, rau xanh 2 – 3 lần/ngày
Nước cam tươi, nước cà chua, nước rau dền… là các món uống thích hợp cho bé 6 tháng tuổi. Khi làm các loại nước uống này, các mẹ cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ, không cho quá ngọt, pha với nước ấm, loại bỏ hết cặn…
3. Pha bột loãng
Bột loãng dễ nuốt, dễ tiêu và thích hợp cho bé khi mới bước vào giai đoạn ăn dặm.
Cách nấu bột loãng:
Một bát bột pha loãng bao gồm:
2 thìa cà phê bột xay nấu với 200ml nước
1 thìa cà phê thịt hoặc tôm xay nhỏ (hoặc 1/2 lòng đỏ quả trứng gà, hoặc 02 quả trứng chim cút)
1 thìa mỡ hoặc dầu ăn
1 thìa cà phê lá rau xanh xay nhỏ.
4. Những điều cần chú ý khi cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm:
Bé mới tập ăn nên các mẹ cần hết sức lưu ý những vấn đề sau:
-Cho bé ăn từ lỏng đến đặc, ít đến nhiều.
-Cho bé làm quen với một loại thức ăn trong 3-5 ngày. Nếu không có phản ứng như dị ứng, nổi ban..với thức ăn thì tiếp tục đổi sang loại thức ăn khác. Nên cho ăn và quan sát bé từ từ.
-Cho bé bú nhiều sữa mẹ.
-Không cho quá nhiều mì chính (bột ngọt) vào thức ăn cho trẻ.
-Cho trẻ ăn nhiều hơn khi trẻ bị ốm.