Nhiệt độ ở trẻ sơ sinh thường thấp hơn người lớn rất nhiều, và việc điều hòa thân nhiệt của bé cũng vẫn còn chưa tốt. Vì thế, ba mẹ cần biết cách theo dõi nhiệt độ thân nhiệt đúng cách ở trẻ sơ sinh, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé một cách tốt nhất.
1. Đo nhiệt độ cho trẻ sơ sinh
Đo nhiệt độ cho bé là cách thông thường mà các bậc phụ huynh thường dùng để biết con mình có bị cảm sốt hay không. Có rất nhiều loại nhiệt kế cho mẹ lựa chon, tuy nhiên nhiệt kế thủy ngân là loại phổ biến nhất giúp mẹ theo dõi nhiệt độ cho con.
Khi lấy thân nhiệt ở nách
Nhiệt độ bình thường ở nách của trẻ sơ sinh sẽ là từ 34,7 – 37,3 độ C. Để biết bé có bị cảm sốt hay không mẹ có thể đo nhiệt độ ở nách như sau. Khi đưa cặp nhiệt độ vào nách, đảm bảo bé ép sát cánh tay có cặp nhiệt độ dọc theo chiều dài cơ thể, cho bé ngồi trong lòng bạn chẳng hạn.
Hãy giúp bé thư giãn bằng cách chỉ cho con xem một cuốn sách. Cần đảm bảo vùng da nách ở bé được khô ráo để nhiệt kế không bị trượt khỏi nách. Một tay của mẹ hãy giữ lấy tay cặp nhiệt độ của con hoặc để cho tay có nhiệt kế của bé được gập lại, ngang với ngực của bé.
Khi lấy thân nhiệt ở hậu môn
Nhiệt độ bình thường ở hậu môn của trẻ sơ sinh là từ 36,6 – 38 độ C. Trước khi đo nhiệt độ, cần rửa sạch đầu nhọn của nhiệt kế với chất tẩy rửa chuyên dụng và nước ấm. Giữ bé nằm trong lòng mẹ với bụng úp xuống dưới, mông hướng lên trên. Hoặc có thể đặt bé nằm ngửa, bạn nhấc hai chân bé lên và kẹp nhiệt kế vào hậu môn. Đưa đầu nhọn vào hậu môn của con, khoảng 1,3-2,5cm là được, quan sát thấy không còn nhìn thấy đầu nhọn nhiệt kế nữa thì dừng lại.
Khi lấy thân nhiệt ở tai
Nhiệt độ bình thường ở tai sẽ là 35,8 – 38 độ C. Đo nhiệt độ ở tai thường được tiến hành ở trung tâm y tế hay bệnh viện để bảo đảm an toàn cho bé. Tuy nhiên các mẹ cũng có thể đo ở nhà bằng cách đặt khéo léo vào tai trẻ, khi có kết quả thì trừ đi 0,3 độ. Lưu ý, đo nhiệt độ ở tai không được chỉ định cho bé dưới 3 tháng tuổi do thời điểm này, ống tai của bé còn hẹp.
2. Sự thay đổi thân nhiệt ở trẻ sơ sinh
Nhiệt độ của bé rất dễ biến động do môi trường bên ngoài. Bé có thể bị mất nhiệt hoặc tăng nhiệt nhanh chóng. Đặc biệt, nếu bé sinh non và nhẹ cân sẽ không có đủ lớp mỡ dưới da để cách nhiệt, dễ bị mất nhiệt. Với những bé được ủ ấm quá kỹ thì dễ xảy ra tình trạng ngược lại, bé bị nóng bức, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi và trở nên bứt rứt khó chịu. Ngoài ra, nhiệt độ cơ thể của bé còn có thể tăng cao nếu bị nhiễm trùng hoặc do bệnh lý nào đó.
3. Xử lý thân nhiệt bất thường
Nhiệt độ bình thưởng ở trẻ sơ sinh là từ 36,5 – 37,5 độ C. Bạn có thể lấy nhiệt độ ở nách, hậu môn hoặc tai của bé. Khi thấy bé nóng, chảy mồ hôi cùng các dấu hiệu của cảm sốt. Tùy theo từng trường hợp, mẹ có thể đưa ra những cách xử lí thích hớp nhất.
– Nếu nhiệt độ của bé thấp hơn 36,5 độ C thì bạn cần ủ ấm ngay cho trẻ sơ sinh.
– Nếu nhiệt độ cơ thể cao hơn 37,5 độ C, bé đang bị nóng. Mẹ nên để bé ở nơi thoáng mát, bỏ bớt chăn cũng như quần áo dày, lau mát, cho trẻ bú nhiều hơn, uống thêm nước nếu cần và theo dõi nhiệt độ cho trẻ.
– Nếu nhiệt độ cao hơn 38 độ C nghĩa là trẻ đang bị sốt. Mẹ cần lau mát ngay và dùng thuốc hạ sốt và sớm đưa trẻ đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế.