Thai lưu là hiện tượng trứng đã thụ tinh và làm tổ trong tử cung, nhưng không phát triển được thành thai nhi trưởng thành, bị chết và lưu lại trong tử cung trên 48 giờ đồng hồ. Thai lưu có thể là do mẹ bầu nhiễm khuẩn, ăn uống không điều độ hoặc do thai nhi gặp bất thường nhiễm sắc thể, xung khắc nhóm máu trong bụng mẹ.
Dưới đây là một số dấu hiệu để mẹ bầu nhận biết hiện tượng thai lưu, nhằm tránh những nguy hại đối với bào thai:
1. Không nhận thấy những chuyển động của thai nhi
Khi người mẹ không còn nhận thấy chuyển động của bé nữa thì đó có thể là một dấu hiệu của thai lưu. Đếm số lần thai máy là điều người mẹ nên làm hàng ngày để đảm bảo sức khỏe của thai nhi. Để đếm số lần thai chuyển động, người mẹ nên nằm nghiêng về một bên và đếm bất kỳ chuyển động nào của bé mà mẹ cảm nhận được trong một khoảng thời gian nhất định.
2. Không nhận thấy dấu hiệu mang thai
Đa phần thai khi thai chết lưu sẽ có những cảm giác như giảm và mất hết cảm giác nghén, bụng nặng và hơi tức, ngực mềm đi, không còn căng tức như ban đầu nữa, tự nhiên tiết sữa non, tâm trạng bồn chồn, bất thường, hay lo lắng, ra máu đen ở âm đạo, tim thai ngừng đập, thử máu thấy sinh sợi huyết giảm.
3. Tử cung của mẹ không phát triển thêm
Bào thai lớn lên thì tử cung của mẹ cũng sẽ phát triển theo. Nếu là thai chết lưu cũng có nghĩa là tử cung của mẹ không phát triển nữa. Một tử cung mà không theo kịp tốc độ phát triển của thai kỳ thì chắc hẳn có trục trặc xảy ra.
Trong những lần khám thai theo định kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành ước lượng độ tăng trưởng của tử cung. Sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa kết luận cuối cùng về việc tại sao tử cung ngừng mở rộng.
4. Không nghe được tim thai
Các cuộc khám thai định kỳ thường kiểm tra nhịp tim thai. Có nhiều trường hợp khó khăn khi nghe nhịp tim nhưng bác sĩ sẽ tiếp tục quá trình đo cho đến khi tìm được tim thai. Nếu vẫn không thấy được tim thai, thai phụ sẽ được làm xét nghiệm để tìm hiểu lý do, trong đó có nguyên nhân thai đã bị chết.
5. Vỡ nước ối
Trường hợp vỡ ối sớm có thể khiến mẹ bầu sinh non, tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ trong thời kỳ sinh, tỉ lệ nhiễm trùng trong tử cung và nhiễm trùng sau khi sinh cũng tăng cao. Khi ối vỡ sớm, thai nhi vẫn chưa chào đời, thì cuống rốn là con đường vận chuyển chất dinh dưỡng và ôxy từ người mẹ cho thai nhi.
Sau khi cuống rốn trôi ra ngoài, thì những mạch máu trong cuống rốn bị đè ép, làm cho máu và ôxy của người mẹ không thể đi vào cơ thể thai nhi một cách thuận lợi làm cho thai nhi do thiếu ôxy mà dẫn đến ngạt thở trong tử cung.