Tập cho bé thói quen tự ăn uống trong mỗi bữa ăn không chỉ giúp bé hình thành và rèn luyện được tính tự giác mà còn góp phần giúp bé định hình tính cách và nhịp sinh học trong cơ thể bé sau này, đó cũng là nền tảng giúp bé phát triển tốt trí tuệ và thể lực trong tương lai. Hãy giúp bé hình thành nên một thói quen tốt ngay từ khi còn nhỏ thông qua một số mẹo nhỏ dưới đây các mẹ nhé!
Tập cho trẻ thói quen tự đưa thức ăn vào miệng
– Khi trẻ bắt đầu biết cầm nắm đồ vật thì bạn có thể cho trẻ tập cầm nắm thức ăn và hướng dẫn trẻ cách đưa vào miệng. Hãy bắt đầu bằng những loại hoa quả chín mềm như xoài, đu đủ, hồng xiêm… hoặc các loại rau củ luộc kĩ, các loại bánh ăn dặm như Wakodo, Hipp hay Bibica. Độ mềm của giai đoạn đầu đạt tiêu chuẩn khi chỉ cần lấy tay ấn nhẹ là thực phẩm nhuyễn, tránh để bé bị hóc, tạo tâm lý sợ hãi. Bé chưa có răng bạn vẫn có thể tập.
– Khi trẻ lớn hơn, tầm trên dưới 1 tuổi, bàn tay đã trở nên khéo léo hơn, bạn có thể hướng dẫn trẻ cầm thìa xúc thức ăn, cầm dĩa ghim hoa quả, cầm cốc uống nước. Nếu được, bạn hãy để trẻ ngồi ăn cùng gia đình, cho trẻ bát thìa của chúng và bỏ vào đó một ít đồ ăn. Nếu mẹ bỏ quá nhiều đồ ăn cho bé sẽ khiến bé bị rối mắt và ngán ăn, dễ dẫn đến nghịch phá, phung phí bừa bãi và chóng chán. Khi cho bé ăn từng chút một, bạn cũng đừng bỏ qua những lời khen ngợi, cổ vũ, giúp bé hào hứng tiếp tục.
Một số thức ăn phù hợp cho bé tập ăn bốc
– Cà rốt luộc xắt nhỏ: Cà rốt đem luộc rồi cắt thành từng miếng nhỏ, dài bằng ngón tay út để bé dễ bốc ăn. Ngoài ra, nếu mẹ khéo tay có thể tỉa thành bông hoa nhỏ xinh để bé thấy món ăn thêm ngon mắt, hấp dẫn. Màu sắc bắt mắt và vị ngọt dịu tự nhiên của cà rốt rất tốt cho những bé đàn độ tuổi ăn dặm. Củ cà rốt không chỉ chứa nhiều vitamin A giúp bé tăng sức đề kháng mà còn chứa rất nhiều canxi, vitamin C, chất xơ, không có chất béo hoặc cholesterol.
– Cá: Não đang phát triển của bé cần những chất béo thiết yếu như omega 3 DHA… Vì các chất béo chủ yếu đến từ các nguồn như cá, nên đây là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của bé. Hãy thử các loại cá có độ thủy ngân thấp như cá hồi, cá ngừ đóng hộp nhỏ và cá quả là những loại cá mềm và dễ cắt thành miếng nhỏ.Mẹ có thể chiên cá hình que để bé dễ cầm và trông hấp dẫn hơn.
– Trứng: Với hàm lượng Protein cao và rất tốt, đồng thời có chứa các chất như sắt, choline, vitamin B12, B2 và nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác, trứng là loại thực phẩm hoàn hảo cho bé. Mẹ có thể luộc chín trứng, thái khối hạt lựu để bé tự bốc ăn.
– Rau, quả mềm: Quả và rau là chất bổ sung tuyệt vời cho bữa ăn bốc của bé. Mẹ có thể cắt quả chín, mềm thành miếng nhỏ và cùng bốc ăn với bé. Cần đảm bảo loại quả và rau ăn hàng ngày của bé có ít nhất một loại vitamin C như dưa vàng, đu đủ, xoài, kiwi, súp lơ và dâu tây.
Dạy bé tuân thủ kỉ luật khi ăn
– Ngay từ bữa ăn đầu tiên bằng sữa mé hay bú bình, mẹ đã giúp trẻ nhận biết, phân biệt giờ ăn và giờ chơi. Luôn luôn ăn một chỗ, trẻ lớn có thể dùng ghế ngồi.
– Đến bữa, mẹ tắt tivi, dọn gọn đồ chơi để tránh tình trạng vòi vĩnh hết thứ này đến thứ khác. Mẹ có thể chế biến các món ăn thành đồ chơi cho bé. Ví dụ rau củ quả cuộc chín, mẹ đem cắt thành những hình thù ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc. Hoặc đồ chơi chính là cốc, bắt, thì, dĩa mà bé sử dụng hàng ngày.
Những lưu ý cần thiết khi tập cho bé tự ăn
– Không bao giờ được để bé ăn bốc một mình.
– Không nên giục bé mà chỉ nên hướng dẫn bé bốc thức ăn thật chậm rãi.
– Dù bé đã thành thạo bốc thức ăn mẹ cũng không nên chủ quan cho bé tự do ăn những loại thực phẩm cứng, dễ hóc và không an toàn.
– Nên bắt đầu cho bé bốc những loại thức ăn bé yêu thích trước. Sau đó, mới cho bé làm quen với những đồ ăn mới. Bời vì, một số bé khá nhạy cảm với mùi vị mới, nhất là những loại thịt. Để bé thích bốc thịt, mẹ nên luộc thịt chín kĩ, xắt lát mỏng như tờ giấy và cho bé làm quen. Mẹ nên chọn thịt gà, vừa bổ dưỡng lại giúp bé ngon miệng.