Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ là một điều vô cùng kỳ diệu mà ai cũng muốn khám phá. Khoảng ba ngày sau khi thụ thai, trứng đã thụ tinh sẽ phân chia thành nhiều tế bào. Nó đi qua ống dẫn trứng vào dạ con và gắn vào thành tử cung. Nhau thai cũng bắt đầu hình thành và đây chính là nơi nuôi dưỡng thai nhi. Cùng theo dõi các giai đoạn hình thành bào thai.
1. Sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi
Ở thời điểm này, thai nhi đang phát triển các cấu trúc hình thành nên hình hài cho khuôn mặt và cổ. Tim và các mạch máu vẫn trên đà phát triển. Trong khi đó, phổi, dạ dày và gan của bé con chỉ mới bắt đầu những nền móng đầu tiên. Thông thường đây là thời điểm bạn sẽ phát hiện ra mình có bầu thông qua những dấu hiệu có thai.
2. Sự phát triển của thai 8 tuần tuổi
Thai nhi 8 tuần tuổi chỉ khoảng 1.5 cm, ước tính bằng một quả nho. Mí mắt và đôi tai của thai nhi đang thành hình, và mẹ bầu đã có thể trông thấy đầu mũi thai nhi thông qua ảnh siêu âm. Tay và chân của bé cũng đang dần dài ra, trong đó các ngón tay và ngón chân phát triển rõ ràng hơn hẳn.
3. Sự phát triển của thai 12 tuần tuổi
Thai nhi 12 tuần dài khoảng 5 cm và bắt đầu biết cử động. Mẹ bầu có thể dần dà cảm nhận được sự hiện diện diệu kỳ của con ở đầu tử cung, trên xương mu. Vào lần khám thai và siêu âm định kỳ ở thời gian 12 tuần thai, bác sĩ đã có thể nghe được tim thai bằng những trang thiết bị đặc biệt. Các cơ quan giới tính của thai nhi lúc này bắt đầu trở nên rõ ràng hơn.
4. Sự phát triển của thai ở 16 tuần tuổi
Thai nhi lúc này dài khoảng 11 đến 11,5 cm và nặng gần 100 gram. Cảm nhận về đầu tử cung bên dưới rốn khoảng 4,5 cm đã trở nên khá rõ ràng. Mắt bé đã có thể chớp và tim cùng với các mạch máu đã hoàn toàn định hình. Các ngón tay và ngón chân của bé cũng bắt đầu có vân.
5. Sự phát triển của thai ở 20 tuần tuổi
Vào tuần thứ 20, thai nhi bắt đầu nặng gần 300 gram và dài hơn 15 cm. Bé con đã khá lớn rồi mẹ ơi! Tử cung của bạn lúc này có thể ở ngang vị trí với rốn. Thai nhi khi này có thể mút ngón tay, ngáp, duỗi và làm các khuôn mặt khác nhau. Sớm thôi, mẹ sẽ nhanh chóng cảm nhận được chuyển động của con trong bụng.
Trong giai đoạn này, các mẹ đã có thể thực hiện siêu âm để kiểm tra sức khỏe nhau thai, đồng thời cũng là thời điểm giới tính của bé sẽ được bật mí.
6. Sự phát triển của thai nhi ở 24 tuần tuổi
Thai nhi giờ đây đã nặng hơn 600 gram và phản hồi với các thanh âm bằng cử động hoặc tăng nhịp tim. Bạn có thể cảm thấy nghén khi bé nấc. Với tai trong đã phát triển đầy đủ, bé đã có thể cảm nhận được sự đảo ngược của bé bên trong dạ con.
7. Sự phát triển ở 28 tuần tuổi
Thai nhi nặng khoảng hơn 1kg và thay đổi vị trí thường xuyên vào thời điểm này. Vào tuần thai thứ 28, tức là mẹ bầu đang ở cuối tam cá nguyệt thứ 2 và chuẩn bị hạ sinh, nguy cơ sinh non rất dễ xảy ra. Mẹ bầu nên cực kỳ cẩn thận với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của mình để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ lẫn con. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào bất thường, ngay lập tức báo với bác sĩ để được thăm khám.
8. Sự phát triển ở 32 tuần tuổi
32 tuần tuổi, thai nhi nặng gần 2 kg và thường xuyên di chuyển xung quanh. Da của em bé ít có nếp nhăn hơn do có một lớp chất béo bắt đầu hình thành dưới da. Từ thời điểm này cho đến khi sinh, thai nhi sẽ đạt thêm nửa trọng lượng tương tự lúc chào đời. Đây là lúc bạn nên hỏi bác sĩ cách làm biểu đồ chuyển động của bào thai. Hầu hết các mẹ bầu đều đi khám bác sĩ mỗi hai tuần ở giai đoạn này của thai kỳ.
9. Sự phát triển của thai nhi ở 36 tuần tuổi
Sự khác biệt về kích cỡ của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như giới tính, số lượng các bé khi mang thai, và kích thước của cha mẹ. Chính vì vậy mà tỷ lệ tăng trưởng tổng thể của bé cũng quan trọng như kích thước thực tế. Ở giai đoạn này, não phát triển rất nhanh. Phổi phát triển gần như đầy đủ. Lúc này đầu của thai nhi thường nằm ở vị trí xương chậu. Khi thai nhi phát triển đến tuần 36 thì ngày dự sinh của người mẹ được ghi dấu vào ngày kết thúc tuần thứ 40.