Quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ

Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ là một điều vô cùng kỳ diệu. Khi tinh trùng tiến gần vào trứng, tại đây trứng sẽ gặp được tinh trùng và bắt đầu quá trình thụ tinh. Từ đó hình thành nên phôi thai và bắt đầu quá trình tạo nên em bé. Cùng quan sát quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ qua bài viết sau.

qua trinh phat trien cua thai nhi trong bung me 1

Tuần lễ thứ 1 – 4

Giai đoạn này là quan trọng nhất trong thai kỳ. Thời gian này sẽ diễn ra quá trình thụ thai, thụ tinh và làm tổ. Sau khi trứng ở người phụ nữ rụng, thông thường sẽ được thụ tinh trong vòng 24 – 48 giờ. Sau đó, các tế bào thụ tinh bắt đầu phân chia nhanh chóng và thời điểm này chúng được gọi là hợp tử.

qua trinh phat trien cua thai nhi trong bung me 2

Toàn bộ các thuộc tính của em bé sẽ được xác định trong thời gian này bao gốm giới tính, màu tóc và màu mắt. Từ ngày thứ 7 – 10, sự làm tổ bắt đầu diễn ra. Lúc này, túi ối, dây rốn và túi noãn hoàng cũng đã bắt đầu hình thành. Vào cuối tháng này, thai nhi có chiều dài khoảng 2mm và bắt đầu giai đoạn phát triển.

Tuần lễ thứ 5 – 9

Ở tuần lễ thứ 5 đến tuần lễ thứ 9, ống thần kinh chạy dọc theo lưng bé sẽ được đóng kín. Thêm vào đó, sẽ có một sự phát triển đáng kể về kích thước của não bộ. Các túi mắt, sau này sẽ phát triển thành mắt, đã bắt đầu phát triển trên bề mặt của đầu bé và hình thành một đường nhỏ dẫn đến tai trong của thai nhi. Tại thời điểm này, thai nhi nặng khoảng 1 – 2 gram và có chiều dài từ 1,7 – 2 cm.

Tuần lễ thứ 10 – 14

Các ngón tay và ngón chân của bé đang được hình thành trong tuần lễ này, cánh tay bé đã có thể cử động được và có thể gập duỗi nhờ sự hình thành khuỷu tay và cổ tay. Bên cạnh đó, khuôn mặt bé cũng có những thay đổi như việc hình thành chóp mũi và môi trên, thêm nữa là lớp da trên mí mắt cũng được hình thành để sau này phát triển thành mi mắt.

qua trinh phat trien cua thai nhi trong bung me 3

Máu cũng đã bắt đầu lưu thông theo một hệ tuần hoàn đơn giản nhất, hệ tiêu hoá đang ngày càng hoàn thiện hơn, đặc biệt là ruột của bé. Cơ quan sinh dục thai nhi tiếp tục phát triển. Giai đoạn này, thai nhi có chiều dài khoảng 8 – 9 cm và nặng khoảng 30 gam.

Tuần lễ thứ 15 – 18

Tạ thời điểm này, hệ thống tiêu hóa của bé cũng bắt đầu hình thành và đi vào ổn định. Ngoài ra, qua hệ thống siêu âm, bạn cũng dễ dàng nhận biết được giới tính của con. Giai đoạn này, thai nhi có chiều dài khoảng 13 – 14cm và nặng từ 140 – 200 gam.

qua trinh phat trien cua thai nhi trong bung me 4

Tuần lễ thứ 19 – 22

Ngoài tóc, lông tơ trên người thai nhi cũng phát triển trong giai đoạn này. Đồng thời lông mi và lông mày của bé cũng phát triển. Vào thời gian này, dấu vân tay và chân của bé cũng xuất hiện. Thính giác của bé cũng phát triển và vào cuối tháng này bé có thể nghe được âm thanh xung quanh. Lúc này, thai nhi có chiều dài khoảng 18 – 20cm và nặng 0,4-0,5 kg.

Tuần lễ thứ 23 – 27

Hệ thống miễn dịch của thai nhi đang phát triển mạnh mẽ và ngay từ bây giờ thai nhi đã bắt đầu tạo ra những kháng thế cho chính mình. Bé đã có phản xạ giật mình rồi các mẹ nhé. Phổi của thai nhi cũng phát triển toàn diện và các phế nang được hình thành. Thai nhi phát triển rất nhanh trong giai đoạn này và trông ngày càng giống hình ảnh lúc chào đời. Vào giai đoạn này, thai nhi dài khoảng 23 – 25 cm và nặng 0,7 – 0,9 kg.

Tuần lễ thứ 28 – 32

qua trinh phat trien cua thai nhi trong bung me 5

Đôi mắt của bé đã có thể mở ra đóng vào và thật đặc biệt thai nhi có thể khóc rồi đấy. Thời gian này, bạn sẽ nhận thấy bụng bầu phát triển mạnh mẽ và thai nhi cũng có những chuyển động rõ ràng. Lớp mỡ trên da cũng hình thành và xương thai nhi ngày càng phát triển đầy đủ. Vào giai đoạn này, thai nhi dài khoảng 28cm và nặng 1,3 – 1,5 kg.

Tuần lễ thứ 33 – 36

Ở thời điểm này của thai kỳ, tất cả các bộ phận của thai nhi đã bắt đầu phát triển hoàn chỉnh và không có thêm bất cứ sự phát triển nào mới. Đây được gọi là giai đoạn trưởng thành và chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài tử cung. Vào lúc này, bé có chiều dài khoảng 33cm và cân nặng đã đạt 2,2 – 2,5 kg.

Tuần lễ thứ 37 – 40

qua trinh phat trien cua thai nhi trong bung me 6

Vào tuần lễ cuối cùng này, em bé đã sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài tử cung của mẹ. Lúc này, đầu thai nhi đã ổn định ngôi thai, có nghĩa là đầu quay xuống dưới. Ở thời điểm này, các dấu hiệu chuyển dạ như vỡ túi ối có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nếu bạn xuất hiện các cơn co chuyển dạ thì hãy gọi cho bác sĩ ngay để có hướng dẫn cụ thể. Một bé sơ sinh chao đời có chiều dài khoảng 48 – 52 cm và nặng từ 3 – 3,5 kg.

Bài viết liên quan