Phương pháp dạy con tự ăn, tự chơi

Dạy cho con cách tự lập trong ăn uống cũng như vui chơi là điều các bậc cha mẹ nên làm. Khi con tròn 6 tuổi, chúng thường hay cầm nắm những vật lạ bỏ vào miệng, cơ thể của bé lúc này vẫn chưa trụ vững để tự đưa thức ăn vào miệng.

Nhưng khi bé lớn chừng 9 tháng tuổi, các bé đã có thể tự làm chủ cơ thể mình. Ngay lúc này, ba mẹ nên có những phương pháp hiệu quả nhất, giúp bé biết cách tự ăn uống và vui chơi một mình khi trưởng thành. Giúp bố mẹ có thời gian tập trung cho công việc nhiều hơn.

day con tu an, tu choi 1

Phương pháp dạy con tự ăn

Ba mẹ cần cho trẻ tập tự xúc ăn từ sớm để có thể yên tâm khi con bước vào tuổi đến trường. Nên kiên nhẫn và khen ngợi nỗ lực cầm thìa của bé, mỗi khi bé xúc được thức ăn đưa vào miệng mà ít bị rơi. Mới tập xúc ăn bé sẽ làm rơi vãi thức ăn hoặc làm bẩn quần áo, tuy nhiên cha mẹ không nên la mắng con mà hãy cứ để con tự làm. Dưới đây là các bước, giúp mẹ dạy con cách tự ăn một mình.

1. Tập trước

day con tu an, tu choi 2

Trước khi dạy bé cách dùng thìa, mẹ và bé có thể dùng bát dùng hoặc thìa nhựa để chơi. Giả vờ chơi trò ăn uống với bé nhà bạn. Chẳng hạn, vờ như bạn đang xúc thức ăn từ bát rồi đưa vào miệng cho bé. Sau đó, giúp bé bắt chước những hành động này. Đây là cách tuyệt vời để bé cầm chắc thìa mà không làm vấy bẩn đồ ăn.

2. Xem xét tò mò ở bé

Khi bé được 9 tháng tuổi, bé thường tò mò về thìa. Mỗi giờ cho bé ăn, bạn đưa cho bé thêm một chiếc thìa để bé giữ và chơi trong suốt giờ ăn. Khuyến khích bé xúc và liếm thìa của bé. Sau đó mẹ có thể tìm những món để bé dễ thực hành như sữa chua, kem, bột, khoai tây nghiền, mỳ ống, nước sốt…

3. Chọn thìa bé cầm được

day con tu an, tu choi 3

Để thành công, mẹ nên chọn những chiếc thìa nhựa có tay cầm to, nằm vừa vặn trong tay bé để bé có thể dễ dàng sử dụng. Mẹ có thể hướng dẫn bé theo phương pháp vừa học mà vừa chơi. Có nghĩa là mặc dù cầm được thìa nhưng bé còn yếu trong kỹ năng dùng thìa để xúc thức ăn. Do đó, chỉ nên cho bé xúc thìa như một hoạt động vui chơi, rèn luyện thể chất chứ không phải để bé phải tự xúc được bột.

4. Để sạch sẽ, đừng quên yếm cho bé

Mẹ nên rải thảm nilon dưới bàn ăn của bé để đồ ăn có rơi vào đó thì cũng dễ làm sạch. Và đừng nên đeo yếm khi dạy bé dùng thìa vì chắc chắn bé sẽ làm bẩn quần áo của chính bé. Đặc biệt, mẹ nên nghiêm khắc với bé nếu bé múc thức ăn rồi ném cả thìa cả thức ăn xuống sàn nhà. Điều này sẽ tạo thành thói quen xấu cho bé. Khi bé xử lý tốt với thìa, bạn có thể chuyển sang dạy bé dùng dĩa.

Phương pháp dạy con tự chơi

1. Bắt đầu hướng dẫn cho bé

day con tu an, tu choi 4

Một trong những lý do khiến bé bối rối khi phải chơi một mình đó là bé thấy lạ lẫm và không biết phải làm gì với mấy món đồ chơi. Do đó, bố mẹ cần chỉ cho bé làm thế nào để mặc quần áo cho búp bê hoặc điều khiển xe hơi mô hình. Một khi bé đã chơi thạo, bạn chỉ cần lặng lẽ lùi ra sau và để bé chơi một mình.

2. Không để con một mình

Con nít vẫn là con nít, ngay cả khi bé ngồi chơi một mình và có vẻ như không chú ý gì tới xung quanh nhưng thật ra bé chỉ thấy an tâm và thoải mái khi có người thân ở gần bé. Nếu mẹ muốn làm gì đó như xếp quần áo hoặc đọc báo, nên cố gắng ở trong phạm vi mà bé vẫn có thể nhìn thấy mẹ.

day con tu an, tu choi 5

Đồng thời cho bé một vài món đồ chơi để khiến bé bận rộn và không quấy mẹ. Với các bé tuổi mầm non, hai mẹ con có thể cùng ngồi trên ghế và chia sẻ sở thích đọc sách của mình, bé đọc truyện thiếu nhi trong khi mẹ đọc tạp chí.

3. Cho bé sở hữu đồ chơi mà bé thích

Bố mẹ cần biết, khoảng thời gian mà một đứa trẻ có thể chơi một mình sẽ tùy thuộc vào tích cách của từng bé. Bên cạnh đó, khi bé đói, bé mệt hoặc đang bệnh, bé cũng sẽ không thích chơi một mình cho dù bạn đưa cho bé món đồ chơi mà bé yêu thích nhất. Vậy nên hãy để sở hữu món đồ chơi mà bé yêu thích nhất, để bé tư vui chơi thoải mái.

Bài viết liên quan