Những việc cần làm trong 40 tuần của thai kỳ

Trong 40 tuần của thai kỳ khi mang thai, mẹ nên làm gì để thai nhi phát triển tốt và tối ưu nhất? Các mẹ hãy cùng tham khảo những lời khuyên bổ ích và cụ thể sau đây nhé!

Những việc cần làm trong 40 tuần của thai kỳ 1

Vào tuần đầu tiên của thai kỳ, mẹ nên bổ sung axit folic mỗi ngày nhé. Đặc biệt là ngay sau khi biết tin mình mang thai, mẹ cần bổ sung khoảng 600 microgram axit folic ngay.

Vào tuần thứ 2 của thai kỳ, mẹ nên áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.

Vào tuần thứ 3 của thai kỳ, mẹ nên đi khám thai để được các bác sĩ kiểm tra sức khỏe của mẹ, đồng thời chuẩn đoán nguy cơ mắc dị tật của thai nhi.

Vào tuần thứ 4 của thai kỳ, các mẹ bầu nên thay đổi kích cỡ áo ngực của mình, cụ thể là nên mặc áo ngực có size lớn hơn vì ngực của mẹ thời điểm này có thể nở nang, tăng kích thước khá nhanh.

Vào tuần thứ 5 của thai kỳ, mẹ nên đi khám thai một lần nữa để các bác sĩ tư vấn cụ thể hơn về cách thức giữ gìn sức khỏe cũng như chế độ dinh dưỡng thích hợp cho bà bầu.

Vào tuần thứ 6 của thai kỳ, mẹ có thể báo tin vui cho người thân và gia đình để họ chung vui với mẹ nhé.

Vào tuần thứ 7 của thai kỳ, các mẹ hiện đang đi làm nên tìm hiểu về các chế độ thai sản của công ty, đồng thời, chuẩn bị, sắp xếp khả năng tài chính trước khi bé chào đời.

Vào tuần thứ 8 và thứ 9 của thai kỳ, bạn nên tìm hiểu thêm nhiều thông tin về cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh, hoặc có thể tham gia vào các lớp học tiền sản để có những kiến thức đầy đủ và chính xác nhất.

Vào tuần thứ 10 của thai kỳ, bạn nên tham gia vào các lớp học hướng dẫn cách thức nuôi dạy trẻ.

Những việc cần làm trong 40 tuần của thai kỳ 2

Vào tuần thứ 11 của thai kỳ, bạn nên đến các cơ sở y tế, thực hiện các xét nghiệm sinh thiết nhau thai nhằm kiểm tra nguy cơ mắc bệnh Down của thai nhi.

Vào tuần thứ 12 của thai kỳ, mẹ nên thực hiện các xét nghiệm độ mờ da gáy để kiểm tra sự bất thường, dị tật của nhiễm sắc thể.

Vào tuần thứ 13 của thai kỳ, các mẹ có thể cùng với các thành viên trong gia đình sắp xếp lại nhà cửa, phòng cho em bé để chào đón bé nhé.

Vào tuần thứ 14 của thai kỳ, mẹ bầu nên chịu khó tập các bài thể dục đơn giản, nhẹ nhàng, chẳng hạn như yoga. Như vậy sẽ giúp thai nhi khỏe mạnh và giúp mẹ đỡ mệt mỏi, khó chịu hơn.

Vào tuần thứ 15 của thai kỳ, mẹ nên đến thăm khám định kỳ, đồng thời, hỏi ý kiến của bác sĩ về khả năng dị tật của trẻ sơ sinh.

Vào tuần thứ 16 của thai kỳ, các mẹ nào còn đi làm thì nên cân nhắc đến kế hoạch nghỉ sinh để giữ gìn sức khỏe và đảm bảo cho thai nhi được phát triển tốt nhất.

Vào tuần thứ 17 của thai kỳ, mẹ nên tham khảo về các phương pháp sinh, chẳng hạn như sinh thường, sinh mổ… nhằm lựa chọn phương pháp sinh thích hợp nhất.

Tuần thứ 18 cực kỳ quan trọng cho các mẹ trên 35 tuổi. Các mẹ nên làm xét nghiệm chọc nước ối để sàng lọc nhiễm sắc thể, đồng thời, kiểm tra tổng quát để các bác sĩ xác định nguy cơ mắc dị tật.

Vào tuần thứ 19 của thai kỳ, mẹ có thể xin lời khuyên, tư vấn của bác sĩ và nhờ các bác sĩ xác định giới tính của thai nhi nhé. Đây là lúc mẹ có thể biết được mình sẽ sinh con gái hay con trai đấy.

Vào tuần thứ 20 của thai kỳ, các mẹ hãy cùng ba, tìm hiểu một số bệnh viện uy tín gần nhà để cân nhắc lựa chọn nơi sinh cho bé.

Vào tuần thứ 21, 22 và 23 của thai kỳ, mẹ nên học cách chăm sóc trẻ sơ sinh, tìm hiểu các thông tin liên quan đến việc chăm sóc bé, tham gia lớp học chăm sóc trẻ sơ sinh. Đồng thời, suy xét và nhờ một thành viên uy tín trong gia đình để hỗ trợ mẹ trong quá trình sinh em bé.

Tuần thứ 24 là thời điểm thuận tiện để mẹ có thời gian mua quần áo, đồ dùng cho bé hoặc trang trí phòng riêng cho em bé.

Tuần thứ 25 là thời điểm lý tưởng để mẹ nghỉ ngơi, thư giãn, thậm chí có thể trải qua một kỳ nghỉ ngắn nhẹ nhàng để tinh thần sảng khoái và vui vẻ nhất.

Tuần thứ 26 đến tuần thứ 28 của thai kỳ là thời điểm mẹ cần phải thăm khám thai định kỳ, hỏi thăm ý kiến của bác sĩ, đồng thời thực hiện kiểm tra tiểu đường thai kỳ.

Vào tuần thứ 29 của thai kỳ, các mẹ đã chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết cho bé. Tuy nhiên, nếu không có điều kiện, mẹ có thể sử dụng lại các vật dụng từ người thân.

Những việc cần làm trong 40 tuần của thai kỳ 4

Vào tuần thứ 30 của thai kỳ, mẹ nên thông báo cho công ty, nơi làm việc, chuẩn bị các thủ tục, bảo hiểm khi nghỉ thai sản.

Vào tuần thứ 31, 32, 33 của thai kỳ, mẹ nên gặp gỡ, trao đổi với bảo mẫu, y tá hoặc thành viên trong gia đình sẽ giúp đỡ, hỗ trợ bạn trong việc chăm bé.

Vào tuần thứ 34 của thai kỳ, mẹ nên giặt giũ và chuẩn bị quần áo cũng như các đồ dùng cần thiết cho bé trước.

Vào tuần thứ 35 của thai kỳ, điều quan trọng nhất là cần dự trù thức ăn cho gia đình vì các tuần tiếp theo bạn sẽ rất bận rộn nên không thể đi mua thức ăn được.

Vào tuần thứ 36 của thai kỳ, các mẹ nên cân nhắc đến việc chọn nha sĩ cho con, hoặc cân nhắc việc cắt bao quy đầu cũng như các việc liên quan khác.

Vào tuần 37 của thai kỳ, mẹ nên đến thăm khám thai, thực hiện các xét nghiệm kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B…

Vào tuần thứ 38 của thai kỳ, mẹ tìm hiểu về cách cho con bú như thế nào cho đúng, cũng như việc lựa chọn loại sữa công thức thích hợp.

Vào tuần thứ 39 của thai kỳ, các mẹ nên hạn chế làm việc căng thẳng hoặc quá cực nhọc vào khoảng thời gian này. Nếu mẹ vẫn đang làm việc thì hãy nhờ các đồng nghiệp hỗ trợ nhé.

Vào tuần cuối cùng của thai kỳ, mẹ nên nghỉ ngơi, thư giãn, nghe nhạc, vận động nhẹ nhàng để chuẩn bị chào đón bé.

Bài viết liên quan