Những thực phẩm có hại không nên cho bé ăn

Với trẻ nhỏ, bộ phận tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh nên việc cho trẻ ăn gì vừa đủ chất vừa không gây hại cho trẻ là vấn đề các bà mẹ luôn quan tâm. Bé cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất để phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần mỗi ngày. Cha mẹ cho con ăn với khẩu phần ăn đa dạng, phong phú là cần thiết tuy nhiên cần phải tránh cho trẻ hấp thu nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn, muối, đường, hải sản…

1. Thực phẩm chế biến sẵn

do-an-san-cach-lua-chon-do-an-san-an-toan1

Cuộc sống hiện đại nhiều phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội nên ít có thời gian bên gia đình con cái. Những bữa ăn tự tay chế biến cũng ít đi mà thay vào đó là mua sẵn để tủ lạnh dùng dần. Trong thực phẩm chế biến sẵn như cá hộp, thịt nguội, giò, chả… thường chứa nhiều hóa chất bảo quản, phụ gia và đóng đói từ nhựa công nghiệp. Nếu cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn đồng nghĩa với việc cho bé hấp thu một lượng muối, đường, chất béo vào cơ thể. Việc ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn khiến trẻ dễ bị tăng cân và béo phì.

2. Một số loại cá biển, hải sản

30

Đối với trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa đang dần hoàn thiện nên những thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng, tính hàn như cá thu, cá ngừ, tôm, cua,nghêu, sò, ốc, hến… dễ gây cho trẻ tình trạng dị ứng, ngứa, đau bụng, tiêu chảy điều này dẫn đến trẻ bị mất nước.Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy kéo dài, phụ huynh nên đưa bé đên bệnh viện để được chữa trị kịp thời.

3. Nước ngọt

child-drinking-coke_brmv

Nhiều bà mẹ trẻ có thói quen cho trẻ uống nước ngọt trước bữa ăn. Đây là việc làm hết sức co hại vì khi trẻ uống nước ngọt rồi sẽ chán ăn cơm và không ăn đúng bữa. Các loại nước ngọt thường chứa một hàm lượng lớn đường hóa học gây béo phì cùng những hóa chất trong công nghiệp ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ. Trẻ thích vì vị ngọt đa dạng cũng như hấp dẫn bởi màu sắc tuy nhiên các mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng nước ngọt quá nhiều nhé.

4. Thức ăn quá nhiều tinh bột

thuc_pham_khong_tot_cho_da_3 (1)

Các loại tinh bột như bánh mì trắng, gạo trắng, khoai tây trắng và mì trắng, ngũ cốc ngọt…nếu cho trẻ ăn nhiều sẽ gây áp lực lên dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ. Thay vào đó, cha mẹ nên chia nhỏ khẩu phần với việc bổ sung thêm rau củ và thực phẩm dạng lỏng cho trẻ.

5. Thực phẩm sấy khô

19072012sohanewssuckhoethucphamchongmetmoi3_50f47

Với trẻ nhỏ, cha mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều những loại thực phẩm như kẹo, nho, hạt điều, đậu phộng… vì những loại thực phẩm này rất dễ trôi vào thực quản gây nghẹt cổ họng, ho và khó thở. Đồi với các loại thực phẩm sấy khô này, phụ huynh thay vì để nguyên hạt phụ huynh hãy băm nhỏ thực phẩm trước khi cho trẻ ăn.

6. Bột ngọt

20140326163623-mi-chinh

Các nhà khoa học đã nghiên cứu chỉ rõ việc sử dụng nhiều bột ngọt trong chế biến đồ ăn hàng ngày rất có hại. Bột ngọt chính là muối của axit glutamic, việc cha mẹ dùng nhiều mì chính làm gia vị nêm nếm sẽ gây rối loạn hoạt động của não, mất trí nhớ, làm tiêu hao B6, dễ gây những cơn động kinh ở trẻ. Cha mẹ nếu để con ăn quá nhiều bột ngọt gây ra các triệu chứng như nóng ran sau gáy, choáng váng, nhức đầu, khô cổ, nhiều đờm, khó chịu… Việc trẻ sử dụng nhiều bột ngọt trong thực phẩm gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, đánh lừa cảm giác trẻ ăn ngon miệng nên tốt nhất phụ huynh không nên cho trẻ ăn nhiều.

7. Đường

thucpham6_1

Cũng giống như bột ngọt, phụ huynh nên tránh cho trẻ ăn quá nhiều đường nếu không muốn những đứa trẻ của mình tăng căn, sâu răng, không tốt cho thị lực, mệt mỏi, đau đầu, suy giảm trí nhớ và tiềm ẩn nhiều căn bệnh về sau này. Thay vào đó, cha mẹ hãy thay thế bằng những loại đường có trong trái cây, rau củ để bổ sung lượng đường phù hợp cho con. 

Bài viết liên quan