Thóp trẻ sơ sinh là nơi xương đỉnh đầu của trẻ chưa khép hết. Mặc dù thóp chỉ chiếm diện tích khá nhỏ trên đầu của bé, nhưng lại có thể phản ánh được tình trạng sức khỏe và sự phát triển của bé. Vì vậy, các mẹ nên lưu ý những điểm này để theo dõi sức khỏe, sự phát triển cũng như tình trạng bệnh lý của bé nhé.
Thóp của trẻ sơ sinh
Thóp đầu trẻ sơ sinh còn được nhiều người gọi là cửa đỉnh đầu. Đây là nơi xương đỉnh đầu của trẻ chưa kịp khép hết và thường được chia thành hai phần: thóp trước và thóp sau. Thóp trước là khe hở giữa xương đỉnh và xương trán, có hình dạng như hình con thoi. Thóp sau là khe hở giữa xương đỉnh và xương chẩm, có hình dạng như hình tam giác nhỏ xíu.
Nhìn chung, phần lớn các bé sẽ đóng thóp khi được 14 tháng tuổi. Thế nhưng, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, có khoảng 1% trẻ sơ sinh đóng thóp hoàn toàn chỉ trong vòng 3 tháng, khoảng 40% trẻ sẽ đóng thóp hoàn toàn sau 1 tuổi và có hơn 96% trẻ sơ sinh đóng góp ở tuổi thứ hai.
Chức năng của thóp trẻ sơ sinh
Ở phần lớn trẻ sơ sinh, thóp có kích thước khoảng 2 cm. Tuy nhiên, kích thước này có thể thay đổi tùy theo sự phát triển của trẻ, chẳng hạn như trẻ sinh non hay đủ tháng, hoặc phụ thuộc vào kích thước đầu của bé và yếu tố duy trì. Ngoài ra, trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu chịu khó bổ sung nhiều thực phẩm dinh dưỡng, hàm lượng canxi cao thì kích thước thóp của trẻ cũng sẽ nhỏ hơn các trẻ khác.
Thóp trẻ sơ sinh có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của trẻ, làm nhiệm vụ bảo vệ não bộ của bé trước áp suất bên ngoài. Khi bé được sinh ra, phần đầu sẽ bị ép chặt lại, do đó, cần phải có những khe hở để não được đàn hồi, giúp bé dễ dàng thoát ra ngoài. Nếu không có những khe hở này, bé có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe, điển hình như bị chảy máu trong não, trong vùng mắt hay màng xương.
Trong những tháng đầu đời, thóp sẽ đóng vai trò như chiếc đệm, bảo vệ bé khỏi các chấn động từ bên ngoài. Tuy nhiên, qua quá trình phát triển, phần thóp này sẽ dần dần hoàn thiện và nếu các mẹ phát hiện điều gì bất thường ở vùng thóp thì nên nhanh chóng đưa bé khi khám tại các cơ sở y tế ngay.
Dự đoán tình trạng sức khỏe qua thóp
Ở những trẻ phát triển bình thường, thóp sẽ có hình dạng bằng phẳng. Nếu ba mẹ để ý kỹ sẽ nhận ra thóp thường xuyên phập phồng theo nhịp tim của bé. Thế nhưng, nếu bạn phát hiện thóp có biểu hiện bất thường, chẳng hạn như phồng to lên hoặc lõm xuống khi trẻ khóc, thì đây là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm.
Thóp trước phồng lên khá đầy đặn. Điều này có nghĩa là bé đang bị tăng áp lực nội sọ, có liên quan đến các căn bệnh như huyết áp cao, viêm màng não, não úng thủy…
Ngược lại, nếu thóp lõm xuống thì có thể do bé bị thiếu nước, tiêu chảy hay suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, thời điểm đóng thóp cũng thể hiện phần nào tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh. Thóp đóng quá sớm, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ hoặc là dấu hiệu của bệnh viêm não, hoặc do mẹ bị nhiễm tia X-quang trong thời gian dài.
Tuy nhiên, nếu đã quá hai năm, các mẹ vẫn thấy thóp của bé chưa đóng lại hoàn toàn thì có thể do chức năng của tuyến giáp trạng kém, bé bị còi xương, suy dinh dưỡng.