Những điều cần biết về bệnh viêm amidam

Viêm amidam là tình trạng nhiễm trùng amidam khiến khu vực cổ họng trở nên sưng và đau. Viêm amidam thường xảy ra khi tình trạng nhiễm khuẩn hoặc vi rút trở nên quá tải làm chúng sưng lên và có dấu hiệu bị viêm.

Bệnh nếu không có cách chữa trị và phát hiện kịp thời, để lâu dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, cùng chúng tôi tìm hiểu một số nguyên nhân, triệu chứng của bệnh viêm amidam qua bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do vi rút Adenovirut, Rhinovirut, vi rút cúm, sởi, ho gà… Các loại vi khuẩn hay gặp là tụ cầu, liên cầu, phế cầu đặc biệt là liên cầu khuẩn b tan huyết nhóm A gây biến chứng thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

benh viem amidam 1

Bệnh thường bắt đầu bằng nhiễm vi rút, sau đó do cơ thể suy giảm sức đề kháng dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn. Ngoài ra, viêm amidam còn chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều yếu tố nguy cơ như cơ địa, các yếu tố thời tiết nóng ẩm, bụi, khói thuốc, sức đề kháng của cơ thể bị giảm, thể tạng suy dinh dưỡng.

2. Triệu chứng của viêm amidam

– Đau trong họng và có thể kết hợp với khó nuốt. Đau lây lan lên tai, họng đỏ, amidam sưng và có thể được phủ bởi những chấm trắng, cơ thể có thể sốt cao, sưng hạch dưới hàm và hạch cổ, đau đầu. Ngoài ra, có thể mất tiếng hoặc thay đổi giọng nói.

benh viem amidam 2

– Nếu đau họng là do nhiễm virut thì triệu chứng thường nhẹ và liên quan đến cảm cúm thông thường. Nếu viêm họng do virus Coxsackie thì có những mụn phỏng mọc ở amidam và vùng vòm khẩu cái. Những mụn phỏng này sẽ vỡ trong vài ngày thành những vết loét, những vết loét này sẽ rất đau.

– Nếu viêm họng do nguyên nhân nhiễm liên cầu, amidam thường sưng và bị bao phủ bởi những chấm trắng và họng đau. Bệnh nhân có sốt cao, hơi thở hôi và cảm thấy người rất mệt mỏi.

3. Phân loại bệnh viêm Amidam

Amidam được phân làm hai loại: Viêm amidam cấp và mạn tính với những biểu hiện khác nhau.

benh viem amidam 3

– Đối với viêm amidam cấp tính: Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, kém ăn, sốt cao đến 390 – 400 độ C, đau họng, họng khô, rát, nóng, nuốt nước bọt cũng thấy đau, ho, có khi ho từng cơn. Đặc biệt ở trẻ em thường thở khò khè, ngáy to. Trong một số trường hợp, người bệnh có hơi thở rất hôi.

– Viêm amidam mạn tính: Người bệnh bị viêm amidam mạn lại thường không có những biểu hiện nặng như amiđan cấp mà chỉ có cảm giác vướng, nhói ở họng, đôi khi nuốt có cảm giác vướng, đau như có dị vật.

4. Cách điều trị

Bệnh viêm amidam thường do vi-rút gây ra. Vậy nên việc chăm sóc điều trị ở nhà bao gồm cho người bệnh nghỉ ngơi, súc miệng bằng nước muối ấm, sử dụng các thuốc giảm đau không qua kê đơn và uống thật nhiều nước. Viêm amidam do vi khuẩn thì thường được điều trị với kháng sinh.

benh viem amidam 4

Nếu tình trạng nhiễm trùng trầm trọng, viêm amidam không điều trị có thể làm cho amidam sưng nề quá mức và có thể cản trở đường thở. Mủ từ các amidam bị nhiễm trùng sẽ tích lũy ở các mô mềm xung quanh, gây đau họng và cần thiết phải được điều trị để ngăn ngừa sự phát tán của chúng vào trong máu.

Nếu như tình trạng viêm họng trở nên tồi tệ hơn, kéo dài trên 2 ngày hoặc kèm theo khó thở, khó nuốt thì bạn cần đến bác sĩ ngay. Những dấu hiệu cảnh báo khác cần chú ý là tình trạng sốt trên 102 độ F hoặc 390 độ C, cứng cổ hoặc đau bụng, nôn.

Bài viết liên quan