Mang thai 3 tháng giữa được xem là khoảng thời gian dễ chịu nhất, khi mà hầu hết các hiện tượng khó chịu như ốm nghén, mệt mói, chán ăn đều đã qua đi. Đây được xem là thời điểm tuyệt vời nhất mà các mẹ bầu nên tận dụng để đi du lịch, vui chơi và tận hưởng cuộc sống trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, bạn cũng sẽ phải đối mặt với một số khó khăn trong 3 tháng giữa này, dưới đây là một số lưu ý để mẹ bầu biết cách tránh xa những rắc rối này.
1. Một số bệnh thường gặp trong quá trình mang thai 3 tháng giữa
– Tình trạng táo bón: Nhiều mẹ bầu vẫn phải đối mặt với tình trạng này trong 3 tháng giữa mang thai. Để tránh hiện tượng này, mẹ bầu cần uống nhiều nước và dùng các thực phẩm giàu chất xơ. Ngồi nhiều cũng khiến cho bạn bị táo bón, vì vậy hãy đứng lên đi lại khoảng 10 phút sau mỗi tiếng ngồi.
– Bệnh Rubella: Bệnh còn có tên gọi khác là bệnh sởi Đức. Đó là một loại bệnh do virus lây thoe đường nước bọt trong không khí. Bệnh này rất nguy hiểm đối với thai nhi. Nếu hồi bé bạn chưa bị bệnh này thì trong khi có bầu bạn nên tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh này.
– Rạn da bắt đầu xuất hiện: Khi em bé trong bụng ngày một lớn lên, cơ thể mẹ bắt đầu xuất hiện những vết rạn, có thể ở ngực hoặc mông, đùi, bụng. Mẹ bầu đừng quá lo lắng nhé vì ran da là điều hết sức bình thường trong thai kì, nó có thể mờ dần và mất hẳn sau một thời gian. Cách tốt nhất để phòng tránh rạn da là hãy uống đủ nước và giữ ẩm cho da bằng cách bôi kem chống rạn, nhưng nhớ chọn loại an toàn nhé!
– Khó thở: Vào khoảng thời gian cuối của tam cá nguyệt thứ hai, thai nhi tiếp tục lớn lên và gây sức ép lên lồng ngực và phổi khiến cho bạn cảm thấy khó thở nhiều hơn. nếu bạn thấy khó thở thường xuyên, phải thở nhanh thì bạn nên đến bác sĩ khám sớm.
– Bệnh viêm âm đạo do nấm Candila: Thường là căn bệnh mà các bà mẹ tương lai hay mắc. Trong thời kì mang thai, môi trường trong âm đạo thay đổi khiến cho loại nấm Candila có cơ hội sinh sôi. Để phòng bệnh, bạn nên giữ gìn, vệ sinh vùng kín và không nên mặc đồ ẩm ướt.
2. Nên đi khám thai
Khám thai trong 3 tháng giữa thai kì giúp bác sĩ kiểm tra những thông tin thiết yếu đối với sức khỏe của bạn và bé. Ngoài việc đảm bảo sự phát triển của bé và sức khỏe của mẹ, bác sĩ còn theo dõi để loại trừ các nguy cơ cho thai kì. Nếu bạn chưa kịp siêu âm tầm soát đo độ mờ da gáy từ 11 đến 13 tuần ở ba tháng đầu mang thai thì ở thời điểm này, có thể bác sĩ sẽ cho bạn làm xét nghiệm Triple test.
Khi mang thai ba tháng giữa có tuần thai thứ 22 là cực kỳ quan trọng thai phụrất cần được siêu âm để khảo sát các dị tật thai nhi như não úng thủy, giãn não thát, nứt đốt sống, tim bẩm sinh, dị dạng nang tuyến phổi, ngắn chi, chân tay khỏe, sứt môi chẻ vòm, teo thực quản, hẹp tá tràng, thoát vị rốn…
3. Những thực phẩm mẹ bầu nên ăn
Có 4 nhóm thực phẩm cơ bản mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên ăn đó là:
– Nhóm có chất bột gồm các loại thực phẩm như gạo, mì, ngô, khoai, sắn…
– Nhóm chất đạm gồm các thực phẩm như thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
– Nhóm chất béo gồm các loại thực phẩm như dầu, mỡ, vừng, lạc…
– Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm có rau xanh và quả chính
Ngoài ra, mẹ bầu nên chú ý bổ sung chất béo vì nó rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi.
– Trong thực đơn hàng ngày không thể thiếu rau xanh và quả chín để bổ sung vitamin và tránh hiện tượng táo bón.
– Cung cấp lượng vitamin dồi dào cho cơ thể gồm: chất ắt, canxi, magie, kẽm, vitamin B, acid folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten bằng việc ăn uống đa dạng.
– Mẹ bầu nên uống đủ nước và tránh bỏ bữa.
4. Những thực phẩm không nên ăn trong ba tháng giữa thai kỳ
Có thể nói thời điểm mang thai ở ba tháng giữa thai kỳ là thời gian bạn có thể ăn uống thoải mái nhất. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý tránh xa một số thực ăn sau:
– Phô mai mềm: Các chế phẩm từ sữa được khuyến khích, đặc biệt trong ba tháng giữa thai kỳ. Tuy nhiên, phô mai mềm làm từ sữa chưa tiệt trùng là những loại thực phẩm nên tránh vì chúng có thể chứa vi khuẩn Listeria là một loại vi khuẩn có hại cho thai nhi, có thể gây sẩy thai, sinh non và nhiễm trùng màu.
– Món tái: Tất cả những món nấu không chín kỹ như bò tái, cá sống, sushi, hàu tái chanh đều cần thiết phải tránh. Bởi chúng có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến thai nhi.
– Phụ gia thực phẩm: Chất phụ gia cần tránh là bột ngọt, bột nêm vì chúng có thể gây rối loạn dạ dày, đau đầu. Phẩm màu nhân tạo cũng phải tránh xa nhất là màu xanh, màu đỏ và vàng. Trong giai đoạn này nếu có thể bạn hãy chế biến tại nhà thay vì hàng quán để có thể kiểm soát lượng phụ gia vào người.