3 tháng đầu là mốc thời gian quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Do đó, các mẹ cần phải cực kỳ lưu ý trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, một số người mẹ trẻ mang thai lần đầu tiên vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm, vì thế, các mẹ hãy tham khảo những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu sau đây.
Các triệu chứng thường gặp khi mang thai 3 tháng đầu
Triệu chứng thường gặp nhất trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu chính là ốm nghén. Hầu hết tất cả các bà mẹ thường xuyên ốm nghén trong thời gian 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Nguyên nhân là vì sự thay đổi các hóc-môn trong cơ thể. Nếu gặp tình trạng này, các mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn hàng ngày, để làm dịu bao tử và giữ cho dạ dày không bị rỗng. Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm một ít gừng hoặc cho thêm vào nước ép trái cây để hạn chế việc ốm nghén.
Một số mẹ cũng xuất hiện tình trạng thèm, kén ăn, tâm trạng mệt mỏi, khó thở, thường xuyên đi tiểu nhiều và bị căng tức bầu ngực. Đây đều là những triệu chứng hết sức bình thường trong khoảng thời gian đầu mang thai. Do đó, bạn không cần phải quá lo lắng và hốt hoảng khi thấy xuất hiện những triệu chứng này. Nếu thấy quá mệt mỏi thì rất có thể chế độ dinh dưỡng của bạn bị thiếu hụt vitamin và chất sắt. Vì vậy, bạn nên bổ sung thêm vitamin và chất sắt trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Những điều cần làm trong 3 tháng đầu
Khám thai là rất cần thiết
Khám thai là việc rất cần thiết trong vòng 3 tháng đầu của thai kỳ. Các bác sĩ sẽ khám tổng quát cho bạn, xem bạn có mắc các bệnh gì và cần phòng tránh gì hay không. Hơn nữa, bác sĩ cũng dự đoán ngày sinh của em bé để bạn có thể chủ động hơn. 3 tháng đầu là thời điểm quan trọng trong sự phát triển của thai nhi, do vậy, bạn cần phải thăm khám thường xuyên và định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ.
Nghỉ ngơi
Trong khoảng 3 tháng đầu mang thai, cơ thể bạn sẽ khá mệt mỏi vì phải vận hành hết sức để hỗ trợ cho sự tăng trưởng của bé. Vì vậy, bạn nên tranh thủ ngủ sớm vào buổi tối và tranh thủ nghỉ ngơi vào bất cứ thời gian nào trong ngày. Những giấc ngủ ngắn cũng cực kỳ cần thiết, giúp bạn tăng cường năng lượng, giảm thiểu tình trạng mệt mỏi.
Tập thể dục
Bên cạnh việc nghỉ ngơi, các bà mẹ cũng nên chịu khó hoạt động nhẹ nhàng để giãn gân cốt. Mẹ có thể đi bộ, dạo quanh công viên gần nhà hoặc tập một vài bài tập thể dục yoga để làm dịu hệ thần kinh, cung cấp khí oxy cho cả mẹ và thai nhi. Hơn nữa, các hoạt động nhẹ nhàng này cũng giúp bé trong bụng cảm thấy thoải mái và thích thú hơn.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý trong thời gian mang thai cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé. Chính vì thế, bạn nên ăn nhiều thịt bò, thịt gà, rau và các loại đậu nhằm bổ sung chất sơ và chất sắt, ăn nhiều cá để bổ sung omega-3 và uống nhiều sữa để cung cấp canxi cho bé. Theo một số nghiên cứu, các bà mẹ cần phải bổ sung 1000mg canxi mỗi ngày đảm bảo thai nhi phát triển tối ưu nhất.
Những điều cần tránh trong 3 tháng đầu
Không hút thuốc lá
Thuốc lá có hàm lượng chất nicotine cao và rất nhiều các thành phần gây hại khác. Nếu mẹ thường xuyên hút thuốc trong thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu tiên của thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. Bé suy giảm sức đề kháng, dễ bị nhiễm bệnnh, nhỏ cân, suy dinh dưỡng hay mắc các bệnh về đường hô hấp. Do vậy, các mẹ tuyệt đối không được hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc trong thời gian mang thai.
Hạn chế thực phẩm có hại
Một số thực phẩm có chứa nhiều vi khuẩn như thức ăn tái, sống, thức ăn chứa hàm lượng thuốc trừ sâu, chất bảo quản quá cao… có thể khiến bé bị nguy hiểm, mẹ bị sẩy thai, sinh non, thậm chí là thai chết non. Ngoài ra, rượu, bia và các đồ uống có cồn cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi, bé có thể bị chậm phát triển, hoặc bị các khiếm khuyết trên cơ thể. Vì thế, các mẹ nên lưu ý và hạn chế những thực phẩm có hại này trong thời gian mang thai.
Tự ý uống thuốc chữa bệnh
Các loại thuốc có tác dụng chữa bệnh nhưng trong thời gian mang thai, tự ý sử dụng thuốc có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường, có tác hại không nhỏ đến sự phát triển của bé. Do đó, các mẹ không nên tự ý uống thuốc mà phải được sự cho phép và hướng dẫn của bác sĩ. Điều quan trọng nhất là mẹ phải giữ gìn sức khỏe để không bị bệnh và giúp cho thai nhi được phát triển tốt nhất nhé.
Đi giày cao gót
Giày cao gót có tác dụng giúp bạn trông cao, dáng đi thanh thoát, và vóc dáng cũng đẹp hơn. Thế nhưng, sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu bạn đi giày cao gót trong thời gian mang thai. Chẳng hạn như bạn có thể bị sẩy chân, té ngã… dẫn đến tình trạng bị sẩy thai hoặc tử vong.