Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng cuối

Mang thai ba tháng cuối chính là giai đoạn khá vất vả của bất kì mẹ bầu nào. Khi ba tháng đầu và ba tháng giữa kết thúc, các mẹ sẽ chính thức bước vào ba tháng cuối của tam cá nguyệt thứ ba. Giai đoạn này nhắc nhở các mẹ phải sớm có kế hoặch thăm khám ổn định để sớm phát hiện ra những biến chứng có thể xảy ra, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mình lẫn thai nhi trong bụng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho mẹ bầu một số bí quyết để tránh khỏi những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình mang thai, hãy cùng tham khảo nhé!

1. Chế độ ăn uống và dinh dưỡng

– Nhu cầu năng lượng của mẹ lúc này là 2550 kcal/ngày, tăng 350 kcal so với mức bình thường.

– Mẹ bầu cần được bổ sung đạm, tinh bột, chất béo từ các nguồn thức ăn như đậu tương, đậu xanh, vừng lạc, thịt cá để tăng đủ lượng dưỡng chất cho cơ thể.

che-do-dinh-duong-cho-ba-bau-3-thang-cuoi

– Tiếp tục duy trì chế độ ăn uống sạch sẽ, tránh chất kích thích như caffein, cồn và các thực phẩm có nguy cơ nhiễm thủy ngân hoặc nhiễm chất độc hại.

– Mẹ bầu nên uống nhiều nước lọc, hạn chế đồ uống ngọt hoặc có ga, gây ảnh hưởng cho thai nhi và cho cả sức khỏe mẹ bầu.

– Chế độ ăn uống của mẹ bầu nên ăn đều và có bữa phụ, tránh bỏ bữa hoặc ăn kiêng.

– Bổ sung vitamin D từ thức ăn đặc biệt nhất là vào mùa đông.

2. Sử dụng thuốc và vitamin

– Các loại vitamin, khoáng chất vẫn có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là để phát triển cho thai nhi, vì vậy mẹ bầu cần được bổ sung các loại vitamin như A, B, C, D…, các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm.

– Mẹ bầu nên sử dụng thuốc theo chỉ định, không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả Đông Y.

– Tránh xa những loại thuốc nhuộn tóc, thuốc bôi mặt.

– Ccó thể bổ sung vitamin, khoáng chất theo nhu cầu, chẳng hạn vitamin D vào mùa đông, magie nếu bị chuột rút hoặc mất ngủ.

acid-folic-cho-bà-bầu-11

3. Mẹ bầu nên khám thai định kỳ

Trong thời kỳ này, các mẹ vẫn tiếp tục đi khám thai đều đặn.  Trong ba tháng cuối thai kỳ, các thai phụ nên thường xuyên đến gặp bác sĩ. Từ tuần thứ 30 đến 38 của thai kỳ, hầu hết các bác sĩ sẽ đề nghị các thai phụ đến khám vào mỗi 2 tuần một lần. Sau 38 tuần, các thai phụ sẽ đến khám thai mỗi tuần 1 lần cho đến lúc sinh.

4

4. Quan hệ tình dục khi mang thai ba tháng cuối

Hầu hết phụ nữ có thai không có thay đổi về nhu cầu và cảm xúc tình dục. Giao hợp không ảnh hưởng đến thai nhi trừ một số trường hợp nên tránh, chẳng hạn như mẹ bầu đang bị ra máu, ra nước, nhiễm khuẩn âm đạo, đau bụng do cơn co. Cần có tư thế tình dục thích hợp trong ba tháng cuối thai kỳ để không ảnh hưởng đến thai. Trong thời gian sắp sinh cũng cần tránh quan hệ bởi như vậy sẽ khiến người mẹ bị mất sức, hơn nữa, thai to cũng không thoải mái cho hai người.

20141031110501-1

5. Giục sinh

Bạn có biết chỉ khoảng 5% trẻ được sinh ra đúng ngày dự sinh? Do đó ngày sinh thật sự xảy ra sau ngày sinh là chuyện bình thường và hay gặp và không phải là một biểu hiện bất thường nào cả. Nhưng đôi khi, bác sĩ sẽ cảm thấy lo lắng về em bé hoặc sức khỏe của bạn.

Giuc-sinh-va-nhung-dieu-bau-can-biet

Trong những trường hợp này, các bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện những biện pháp giục sinh. Giục sinh là kỹ thuật làm con chuyển dạ xảy ra bằng những biện pháp nhân tapk. Hầu hết các bác sĩ sẽ chờ đợi 1 đến 2 tuần sau ngày dự sinh trước khi quyết định sử dụng biện pháp giục sinh.

6. Quyết định nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa bình

Nếu bạn vẫn chưa nghĩ đến việc mình sẽ nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa bình thì đây là thời điểm bắt đầu nghĩ đến nó. Bạn nên tìm hiểu nhiều hơn về cả hai lựa chọn trên để tự quyết định. Nuôi con bằng sữa mẹ tốt hơn nhiều so với sữa bột đối với sức khỏe của trẻ và của bạn.

luu-y-nuoi-con-bang-sua-me-eb266

7. Những thực phẩm nên tránh

– Ăn kiêng: đây là giai đoạn quan trọng, cần cung cấp đủ năng lượng cho mẹ và thai nhi, vì vậy tuyệt đối mẹ bầu không được ăn kiêng.

– Các chất kích thích, các loại nước giải khát công nghiệp tiếp tục được khuyến cáo không sử dụng.

– Lưu ý tới vấn đề tiểu đường khi các bà bầu tăng khẩu phần ăn, đây là bệnh rất thường gặp do các mẹ không kiểm soát được việc ăn uống.

nhung-loai-thuc-pham-khong-nen-an-khi-mang-thai-3-thang-dau-va-3-thang-cuoi-thai-ky-ba-bau-kieng-cu-nen-biet-1

– Tránh ăn quá mặn, giảm bớt các loại gia vị cay.

– Mẹ nên ăn chín uống sôi, hạn chế ăn goài đường, tránh các loại thực phẩm được khuyến cáo có nhiều chất bảo quản, thủy ngân.

– Tránh đu đủ, lô hội, mướp đắng, nhân sâm, dưa hấu ướp lạnh hay một số loại thức ăn được khuyến cáo ít sử dụng.

– Tránh uống nước lạnh, ăn nhiều kem khi mang thai bởi dễ gây co thắt huyết mạch.

Bài viết liên quan