Những cách chữa bệnh mồ hôi trộm ở trẻ

Một số bé thường xuyên ra mồ hôi trong lúc ngủ vào ban đêm. Tuy nhiên, khi mồ hôi ra quá nhiều, sẽ thấm vào quần áo của bé, khiến bé có thể bị mắc bệnh cảm lạnh. Do đó, các bậc cha mẹ cần lưu ý và chữa bệnh mồ hôi trộm, giúp trẻ ngủ ngon và không bị nhiễm bệnh.

1. Nguyên nhân của bệnh mồ hôi trộm ở trẻ

Vào những ngày nắng nóng, cơ thể thường thoát mồ hôi ở một số vùng như trán, nách, lưng… để giải tỏa nhiệt. Tuy nhiên, mồ hôi trộm thường xuất hiện vào ban đêm, ở các vùng như bàn tay, bàn chân, lưng, gáy… ngay cả những khi thời tiết trở lạnh.

Những cách chữa bệnh mồ hôi trộm ở trẻ 1

Nguyên nhân có thể là do trẻ bị thiếu vitaminD, trẻ sinh non, bị rối loạn tiêu hóa hay còi xương… Đây đều là những đối tượng dễ mắc bệnh mồ hôi trộm nhất. Bên cạnh đó, việc nhà cửa quá chật hẹp, thiếu ánh sáng mặt trời cũng khiến trẻ thiếu hụt vitamin D và mắc bệnh mồ hôi trộm.

Trường hợp khác là do khi ngủ, mẹ đắp quá nhiều chăn ấm cho trẻ, dẫn đến sự nóng bức, ngột ngạt. Hoặc do không khí quá nóng và không thông thoáng nên làm trẻ toát mồ hôi. Nếu rơi vào trường hợp này thì cha mẹ chỉ cần không đắp quá nhiều chăn, làm thông thoáng phòng ngủ của bé là có thể khắc phục căn bệnh.

Những cách chữa bệnh mồ hôi trộm ở trẻ 2

2. Hậu quả khi trẻ mắc bệnh mồ hôi trộm

Bệnh mồ hôi trộm sẽ làm cho trẻ ngủ không ngon, thường trằn trọn, giật mình thức giấc. Kèm theo đó là cảm giác khó chịu, mệt mỏi, thường xuyên cáu gắt, biếng ăn, cơ thể suy nhược, dễ dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng và chậm phát triển.

Hơn nữa, nếu trẻ bị ra mồ hôi trộm kéo dài thì có khả năng mắc các bệnh cảm lạnh, bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi, ho vặt, viêm phế quản… Ngoài ra, do tình trạng mất nước kéo dài nên bé có thể bị táo bón, rối loạn tiêu hóa.

3. Cách chữa bệnh mồ hôi trộm ở trẻ

Những cách chữa bệnh mồ hôi trộm ở trẻ 4

*Môi trường thông thoáng

Các chuyên gia cho biết, yếu tố quan trọng nhất để chữa bệnh mồ hôi trộm cho trẻ là môi trường sống phải thoáng mát, sạch sẽ, có ánh sáng mặt trời. Cha mẹ cũng nên tắm rửa vệ sinh hàng ngày cho trẻ.

*Chế độ dinh dưỡng

Một số thực phẩm có tính mát như rau má, bí đao, cam quýt, thanh long… rất có ích trong việc chữa trị chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ. Các mẹ hãy thường xuyên bổ sung các thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày của trẻ.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên lưu ý đến một số thực phẩm nóng như thịt bò, hải sản, tôm cua, các thức ăn có nhiều dầu mỡ, các loại trái cây như xoài, mít, sầu riêng… Đây là những thực phẩm nên hạn chế cho bé ăn vì những thực phẩm này đều sản sinh nhiệt khá nhiều khi chuyển hóa, khiến bé dễ đổ mồ hôi hơn.

Ngoài ra, các mẹ cũng nên thường xuyên nấu món chè đậu xanh giải nhiệt, món cháo nếp cẩm hay món cháo hẹ để trị rôm sảy và mồ hôi trộm ở trẻ.

Những cách chữa bệnh mồ hôi trộm ở trẻ 3

*Tắm nắng

Đối với các bé sơ sinh, bạn nên kết hợp thêm việc tắm nắng mỗi sáng nhằm bổ sung vitamin D cho bé. Thời gian tắm nắng tốt nhất là từ 6h30 đến khoảng 9h sáng. Mẹ nên cho bé tắm nắng trong khoảng 15 phút và nên chọn những nơi có ít gió lùa để bé không bị cảm lạnh. Thêm vào đó, mẹ nên kéo áo bé lên theo từng vị trí như lưng, chân, bụng… để da bé được hấp thu vitamin D tốt nhất.

Nếu như bệnh mồ hôi trộm xuất hiện thêm các triệu chứng khác như cảm sốt, chậm mọc răng, tóc mọc thưa, chậm phát triển… thì cha mẹ nên đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra và chữa trị đúng cách.

Bài viết liên quan