Nhiều mẹ vì quá bận rộn nên không có thời gian cho con bú, khiến tuyến sữa căng lên gây đau và khó chịu ở vùng ngực. Làm cách nào để trữ được sữa mẹ cho trẻ ăn trong khi mẹ vẫn không phải lãng phí sữa khi không cho con bú? Cách tốt nhất là vắt sữa và bảo quản sữa mẹ tại nhà cho trẻ uống.
1. Cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra
Sữa khi vắt ra có thể bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông. Cụ thể là 72 giờ trong tủ lạnh, 1 tháng trong ngăn đá, 3 tháng trong tủ đông. Sau khi đã hâm nóng cho một lần ăn, sữa thừa sẽ phải bỏ đi.
2. Cách bảo quản sữa mẹ bằng bình thủy tinh
Nếu bạn không có dự định cho bé dùng sữa ngay sau khi vắt thì nên dự trữ sữa mẹ trong tủ lạnh càng sớm càng tốt. Sau khi vắt sữa, bạn chứa sữa vào bình nhựa hoặc bình thủy tinh đã luộc vô khuẩn rồi xếp vào tủ cấp đông. Xếp thành hàng ngang, bình ngoài cùng bên trái là bình cũ nhất, bình ngoài cùng bên phải là mới nhất. Ghi chú từng bình ngày vắt để bé dùng từ cũ tới mới.
Nếu để trong ngăn mát tủ lạnh, sữa mẹ có thể giữ được trong 1-3 ngày. Dự trữ sữa mẹ trong ngăn đá. Thời gian tối đa có thể lên đến 3 tháng và 6 tháng nếu ở trong máy ướp lạnh. Không nên bảo quản sữa mẹ ở cánh cửa ngăn đá vì nhiệt độ ở đó thường không chính xác.
Khi dùng cần rã đông sữa bằng cách tự nhiên: bỏ sữa xuống ngăn mát vào tối hôm trước đó. Sau khi đã rã đông sữa, hâm nóng sữa bằng cách ngâm bình sữa vào nước nóng cho đến khi sữa nóng đều, kiểm tra độ nóng trước khi cho bé bú và cho bé bú ngay sau khi hâm nóng là tốt nhất. Bạn không nên rã đông và hâm nóng sữa bằng lò vi sóng vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng.
3. Cách bảo quản sữa mẹ bằng túi đựng sữa
Nếu trữ sữa mẹ trong tủ lạnh thì bạn có thể giữ được 5 ngày, nên để ở 4 độ C các mẹ nhé. Nếu sử dụng túi đựng sữa trong tủ lạnh, bạn hãy ép hết không khí ra khỏi túi sữa, hàn kín miệng túi, xếp túi sữa nằm ngang trong 1 hộp nhựa đậy kín. Có thể xếp nhiều túi nằm chồng lên nhau trong 1 hộp nhựa đậy kín trong ngăn đá.
Khi bạn làm lạnh sữa, chất béo trong sữa sẽ tạo thành một lớp mỏng trên bề mặt. Khi làm ấm sữa trở lại, bạn nên lắc đều để tái phân bố lại lớp chất béo này.
4. Cách làm ấm sữa
Lò vi sóng có thể làm hủy hoại các chất kháng thể chống nhiễm trùng trong sữa mẹ, tạo ra các hạt nóng có thể gây bỏng con bạn. Do đó, mẹ không nên làm ấm sữa bằng lò vi sóng. Nên đặt bình sữa vào chén nước ấm, hoặc dưới vòi nước ấm, và làm ấm đến nhiệt độ phòng.
5. Cách bảo quản sữa mẹ khi bị cúp/ mất điện
Nếu trường hợp bảo quản sữa mẹ trong tủ đông mà vô tình nhà bị mất điện thì bạn có thể mua sẵn thùng giữ lạnh trong nhà. Khi mất điện, chuyển sữa đông đá vào trong thùng giữ lạnh, mua đá cây cho vào thùng để giữ cho sữa đông không bị tan chảy. Khi có điện lại chuyển sữa trở vào ngăn đá.