Viêm gan B là một trong những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, do virus viêm gan B gây ra. Trẻ em và người lớn đều có thể mắc bệnh này. Tuy nhiên, viêm gan B không hề có triệu chứng nào rõ ràng nên sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh mắc phải căn bệnh này. Chính vì thế, các mẹ nên để ý đến những triệu chứng sau đây để đưa bé đến khám tại các cơ sở y tế kịp thời.
Nguyên nhân
Viêm gan B là bệnh gan bị nhiễm khuẩn do virus viêm gan B gây ra. Thông thường, viêm gan B lây nhiễm qua 4 con đường: do quan hệ tình dục với người bị nhiễm virus viêm gan B, qua đường máu, lây nhiễm qua sinh hoạt hàng ngày và truyền bệnh từ mẹ sang con.
Nguyên nhân bị nhiễm viêm gan B ở trẻ nhỏ chủ yếu theo đường mẹ truyền sang con. Theo một số nghiên cứu, ở Việt Nam, có hơn 10% phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B. Do đó, trong thời gian mang thai, người mẹ truyền virus viêm gan B qua cho bé rất phổ biến và cực kỳ nguy hiểm.
Khi trẻ bị nhiễm virus viêm gan B từ người mẹ, có thể phát triển thành bệnh viêm gan cấp tính. Một số trẻ khác có khả năng dẫn đến căn bệnh viêm gan mạn tính và sau khi trưởng thành, người bệnh có thể bị xơ gan, thậm chí ung thư gan.
Triệu chứng
Bệnh viêm gan B thường không có triệu chứng rõ ràng ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, ba mẹ sẽ nhận thấy bé có những dấu hiệu như chán ăn, bú kém, sốt cao, cảm giác mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, đau dạ dày… Bên cạnh đó, bé cũng có các triệu chứng như nước tiểu có màu đục, tiêu chảy, bị vàng da, vàng mắt.
Cách phòng ngừa bệnh viêm gan B
Khi trẻ sinh ra, ba mẹ nghi ngờ bé có thể nhiễm viêm gan B thì cần đưa trẻ đi khám và xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín ngay. Đồng thời, ba mẹ tuyệt đối nghe theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa và thường xuyên đưa bé đi thăm khám, ít nhất 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe và theo dõi tình hình bệnh.
Ở những trẻ không bị nhiễm virus viêm gan B, các mẹ cần cho bé tiêm vaccine phòng viêm gan B, trong vòng 12 tiếng sau khi sinh. Sau khoảng thời gian 1 tháng, mẹ nên đưa bé đi khám sức khỏe và tiêm liều vaccine thứ 2. Khi trẻ được 2 tháng tuổi, phụ huynh đưa bé đến các cơ sở y tế để tiêm liều vaccine thứ 3. Đây cũng là cách phòng ngừa bệnh viêm gan B, xơ gan, ung thư gan hiệu quả cho trẻ nhất.
Những chị em phụ nữ có ý định mang thai, cần phải xét nghiệm máu xem có nhiễm virus viêm gan B hay không. Nếu không cần tiêm vaccine phòng ngừa, cả chồng lẫn vợ, ngay sau khi có kết quả xét nghiệm. Nếu bị nhiễm virus viêm gan B, bạn cần nên hỏi xin ý kiến và lời khuyên của bác sĩ khi muốn có thai.
Ở những chị em phụ nữ đang mang thai mà chưa tiêm phòng vaccine viêm gan B, cần phải đi khám và hỏi xin lời khuyên của các bác sĩ ngay. Vì trong thời gian mang thai, nhiễm virus viêm gan B sẽ hết sức nguy hiểm và nguy cơ lây nhiễm sang thai nhi khá cao.