Nên ăn gì để thai nhi tăng cân?

Nên ăn gì để thai nhi tăng cân? Là câu hỏi được nhiều bà mẹ đặt ra trong giai đoạn mang thai. Nhiều bà mẹ trong thời kì mang thai có chế độ ăn uống chưa được hợp lí khiến thai nhi nhẹ cân hoặc cân nặng vượt chuẩn so với chỉ tiêu, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé lúc sinh ra. Vậy để thai nhi tăng cân phù hợp với giai đoạn phát triển của bé, các mẹ cần lưu ý một số điểm dưới đây:

me nen an gi de thai nhi tag can 1

Nên ăn nhiều bữa trong 3 tháng đầu mang thai

Mang bầu trong 3 tháng đầu tiên, nhiều bà bầu bị nghén và không ăn uống được gì vì thế sẽ ảnh hưởng đến thai nhi rất nhiều. Qua giai đoạn ốm nghén mẹ bầu sẽ trở lại ăn uống bình thường. Mẹ bầu nên chú ý ăn nhiều bữa trong ngày, số lượng mỗi bữa ít lại, nên chọn những loại không gây khó chịu, không kích thích gây nôn, thức ăn phải lỏng, dễ tiêu hóa. Tốt nhất là sau khi nôn xong khoảng 5 – 10 phút mẹ bầu nên ăn trở lại nhưng ăn ít hơn so với lần đầu. Chú ý uống bổ sung acid folic, vitamin và muối khoáng.

Ăn đủ chất và hợp lí trong ba tháng giữa và ba tháng cuối

me nen an gi de thai nhi tag can 2

Trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, nếu người mẹ bị suy dinh dưỡng thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé rất nhiều. Cho nên, mẹ bầu cần ăn nhiều để bù lại giai đoạn ốm nghén. Mỗi bữa ăn của phụ nữ mang thai cần ăn thêm tương đương 1 bát cơm, 30gram thịt hoặc 1 quả trứng và 1 cốc sữa mỗi ngày. Mẹ bầu nên ăn nhiều thịt và thức ăn có màu đỏ như thịt lợn, thịt bò, rau dền hay các loại rau có màu xanh đậm. Mỗi tuần nên ăn cá ít nhất 3 đến 4 lần để bổ sung các acid béo cần thiết giúp phát triển trí não của thai nhi.

Muốn tăng cân cho bé, mẹ bầu không nên chọn sữa tách béo

Một số mẹ bầu sợ tăng cân quá mức khi mang thai nên đã cố tình chọn cho mình loại sữa tách béo. Trong khi đó, thai nhi lại rất cần người mẹ cung cấp lượng chất béo này để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của mình. Thực tế chất béo từ sữa không phải là nguyên nhân khiến mẹ tăng cân. Việc tăng cân trong quá trình mang thai là điều hiển nhiên. Thông thường mỗi người phụ nữ khi mang thai sẽ tăng từ 10 đến 12 kg tùy thuộc vào chỉ số khối của mỗi người và số lượng thai nhi mẹ đang mang, thế nên các mẹ đừng quá lo lắng với việc mình sẽ tăng cân trong giai đoạn mang bầu.

Bổ sung Vitamin và các dưỡng chất thiết yếu

me nen an gi de tang can
Không có Vitamin, cơ thể sẽ không thể vận hành các hoạt động chuyển hóa bình thường để cấu tạo nên các tế bào và các tổ chức khác. Vì thế, trong quá trình mang thai, người mẹ cần được bổ sung đầy đủ các vitamin để đảm bảo cho sự phát triển bình thường của mẹ, cho việc tạo sữa và cho sự lớn lên khỏe mạnh của bé khi chào đời. Tuy nhiên, việc sử dụng vitamin bừa bãi trên thị trường có thể dẫn đến những nguy hại và việc quá liều vitamin A còn dẫn đến khả năng quái thai rất nguy hiểm. Cho nên, mẹ bầu nên bổ sung vitamin từ thực phẩm tự nhiên. Các vitamin B có rất nhiều trong rau củ quả và trái cây. Vitamin A có nhiều trong rau củ màu đỏ và trái cây chín mọng. Vitamin C có nhiều trong trái Kiwi, trái cây có múi và có vị chua. Vitamin D có thể được tận dụng từ ánh sáng mặt trời. Bằng các phương pháp hấp thụ vitamin này sẽ giúp bé tăng cân an toàn và phát triển khỏe mạnh.

Tăng lượng Calo trong thời gian mang thai

me nen an gi de thai nhi tag can 3
Nếu bạn có chỉ số khối cơ thể từ 18,5 đến 23,9 thì khi bước vào thời gian mang thai, bạn có thể tăng từ 9 đến 12 kg. Như vậy, lượng calo bạn cần cung cấp cho cơ thể hoạt động suốt trong suốt thai kỳ khoảng 57 ngàn đến 77 ngàn calo. Tương đương mỗi ngày trung bình bạn cần từ 200 đến 275 calo. Con số này sẽ tăng hoặc giảm tùy thuộc vào việc bạn tiêu hao bao nhiêu cho việc luyện tập thể dục và làm việc. Và cuối cùng, bạn nên nhớ, lượng calo cung cấp cho cơ thể cũng cần phải điều độ, từ từ chứ không đột ngột và quá tải, nếu không chúng không thể giúp thai nhi tăng cân tốt.

Với những lưu ý trên đây, hi vọng các mẹ bầu sẽ hiểu biết thêm được nhiều điều, biết cách điều chỉnh bữa ăn cũng như sinh hoạt sao cho thật hợp lí và phù hợp để khi bé chào đời, bé sẽ có cân nặng tương đối và khỏe mạnh phát triển như những đứa trẻ khác.

Bài viết liên quan