Theo các chuyên gia nghiên cứu, giấc ngủ có tầm quan trọng đối với sự hình thành khả năng tư duy và phát triển cơ thể con người, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Ngủ đủ giấc và chất lượng ngủ tốt sẽ giúp trẻ hoàn thiện não bộ và tăng cường thể chất, trí tuệ.
Vậy, ngủ bao nhiêu là đủ?
Mỗi lứa tuổi thời gian ngủ khác nhau, trẻ càng nhỏ thời gian ngủ càng nhiều.
– Trẻ sơ sinh: ngủ 16 – 18h/ ngày, trừ những lúc thức để ăn còn lại là trẻ ngủ.
– Trẻ từ – 12 tháng cần ngủ 14 -16h/ ngày.
– Trẻ từ 13 – 36 tháng cần ngủ 12 – 14h/ ngày.
– Trẻ từ 3 – 5 tuổi cần ngủ 10 – 12h/ ngày.
– Trẻ từ 6 tuổi – 10 tuổi cần ngủ 10 – 11h/ ngày.
– Trẻ từ 10 tuổi trở lên ngủ bằng người lớn 8h/ ngày.
Sở dĩ có sự khác biệt trên vì trẻ cần thời gian để thích nghi với môi trường và ánh sáng bên ngoài. Trẻ sơ sinh cần nhiều thời gian để thích ứng hơn vì trẻ vẫn còn giữ thói quen như ở trong bụng mẹ, càng lớn bé càng hiếu động, thích khám phá thế giới bên ngoài nên thời gian dành cho việc ngủ sẽ giảm dần.
Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong quá trình giao tiếp và học các kỹ năng đầu đời và việc ngủ đủ giấc (khoảng 10 – 12 giờ) sẽ giúp trẻ tập trung, ghi nhớ và tiếp thu, xử lý tình huống nhanh hơn so với các bé thiếu ngủ.
Ngoài thời gian ngủ trẻ còn phải đi ngủ đúng giờ và nhất là vào buổi tối, không nên cho trẻ ngủ quá muộn, tất cả trẻ dưới 6 tuổi không nên đi ngủ sau 21 giờ. Vì nếu ngủ quá muộn hoóc-môn tăng trưởng của thùy sau tuyến yên không tiết ra làm trẻ chậm lớn (hoóc-môn tuyến yên tiết ra nhiều nhất là 11h-12 giờ đêm khi trẻ đang ngủ say).
Mặt khác ngủ quá muộn hôm sau trẻ lại dậy muộn ảnh hưởng đến bữa ăn sáng, trẻ nhỏ thì không có thời gian tắm nắng nên bị còi xương, trẻ lớn thì muộn học vào bữa sáng cũng không ăn được đầy đủ đây cũng chính là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em.