Dạy trẻ thói quen tự lập ngay từ khi còn nhỏ

Dạy cho trẻ có thói quen tự lập trong mọi việc là điều mà mọi ông bố bà mẹ cần làm khi con còn nhỏ. Điều đó, sẽ giúp trẻ làm quen với những công việc hàng ngày, chuyện học tập,… Trẻ sẽ biết cách tự lập về tư duy lẫn hành động trong cuộc sống khi trưởng thành. Vậy làm cách nào để giúp trẻ tạo được thói quen đó? Những điều được chia sẻ dưới đây sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh.

1. Tập cho trẻ vui chơi độc lập

tap cho tre tinh tu lap 1

Một số bà mẹ vì quá thương con nên suốt ngày ôm ấp con bên cạnh mình, không cho trẻ đi chơi một mình, cấm trẻ giao du bạn bè bên ngoài. Áp đặt lên con mọi thứ có sẵn theo khuôn mẫu của mẹ, việc đó khiến trẻ cảm thấy khó chịu và luôn mặc cảm dựa dẫm mọi thứ vào mẹ. Hãy để con vui chơi độc lập, cho con quyền tự do, bên cạnh đó là sự nhắc nhỡ khéo léo, để con biết cách định hình mọi thứ trong cuộc sống.

2. Cho trẻ làm những việc vừa sức

Hàng ngày, hàng giờ bạn cần tận dụng thời gian của mình để dạy trẻ tính tự lập bằng cách hướng dẫn bé tự làm những việc vừa với sức mình, ban đầu có thể bé sẽ phá hư hoặc làm hỏng. Tuy nhiên, đừng vội la mắng trẻ mà hãy hướng dẫn cho trẻ cách làm đúng để dần dần trẻ có thể tự tay làm lấy mọi việc.

tap cho tre tinh tu lap 2

Mẹ có thể giúp bé tự lo cho chính mình bằng cách cho bé tự đạp xe đến trường, tự giặt và sắp xếp quần áo gọn gàng, tự làm những món ăn sáng đơn giản hàng ngày như bánh mì kẹp thịt, tự pha sữa, hoặc có thậm chí là có thể giúp đỡ bố mẹ những công việc đơn giản trong nhà. Đây chính là những kỹ năng bổ ích, giúp bé tự chăm lo cho bản thân mà không cần đến sự nhắc nhỡ của bố mẹ.

3. Dạy trẻ biết làm chủ tư duy

tap cho tre tinh tu lap 3

Mẹ nên dạy bé biết cách làm chủ tư duy của mình, có nghĩa là việc gì tốt? việc gì xấu? cái gì hợp lý, cái gì không? mọi thứ bé sẽ phải biết cách phân định rõ ràng. Khi anh chị/em trong gia đình làm những việc không hợp lí, bé sẽ biết cách xử trí và phân định như thế nào là đúng hoặc sai. Từ đó, giúp bé biết cách ứng xử trong mọi tình huống, rèn luyện tính tự lập trong suy nghĩ và hành động của mình khi trưởng thành.

4. Tạo cho trẻ cảm giác được quan tâm

Nhiều bố mẹ vì quá bận rộn với công việc hàng ngày mà quên đi việc con mình muốn gì và làm gì. Bố mẹ cần cân đối thời gian giao tiếp hàng ngày với trẻ, dành những ngày nghĩ để vui chơi cùng con, lắng nghe nhu cầu và đặc biệt là suy của con, để có thể hiểu con hơn. Bé sẽ cảm nhận được sự quan tâm từ gia đình mà có động lực để học tập tốt hơn.

tap cho tre tinh tu lap 4

Khi trẻ làm những việc sai trái, không nên chê bai trẻ trước mắt người khác, không dùng những lời lẽ cay nghiệt, độc địa để chì chiết trẻ. Bởi những điều đó sẽ ám ảnh trẻ lâu dài và mang cảm giác lo sợ, thiếu tự tin khi tiếp xúc với người khác. Hãy giải thích cho trẻ việc trẻ đã làm sai một cách nhẹ nhàng và khéo léo, giúp trẻ tiếp thu và học hỏi ở những lần sau.

 5. Biết cách khen ngợi, động viên trẻ

Mẹ có thể hướng dẫn cho bé làm những công việc nội trợ như nấu ăn, đan len, tô vẽ, may vá,… Khi bé hoàn thành được việc mẹ giao thì nên giành lời khen để bé cảm thấy hứng thú hơn. Việc khen ngợi cần được xem như hành động công nhận trẻ đã hoàn thành công việc nào đó, cho dù chúng chỉ hoàn thành ở mức sơ sài nhất, đơn giản nhất.

tap cho tre tinh tu lap 5

Hãy đưa ra những lời nhận xét tích cực sau mỗi việc mà trẻ đã làm, cần hạn chế việc dùng những từ khen ngợi quá đáng cho một hành động đơn giản sẽ làm phản tác dụng, thay vào đó là những lời động viên tích cực để giúp trẻ phát triển tiến bộ hơn.

Bài viết liên quan