Mang thai đôi thường vất vả hơn rất nhiều so với các trường hợp mang thai thông thường. Dưới đây là các dấu hiệu phổ biến, giúp mẹ dễ dàng nhận biết mang thai đôi để áp dụng những biện pháp chăm sóc và chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Tăng cân nhiều hơn bình thường
Nhìn chung, trong thời gian đầu của thai kỳ, các mẹ thường tăng khoảng từ 1 đến 2 kg. Tuy nhiên, các chị em mang thai đôi thường có cân nặng tăng nhanh và nhiều hơn so với những chị em mang thai bình thường. khác. Vì vậy, nếu bạn theo dõi cân nặng và phát hiện mình nhanh chóng tăng nhiều cân hơn so với bình thường thì rất có thể bạn đang mang thai đôi. Lúc này, cơ thể bạn đang phải hoạt động hết mức để nuôi dưỡng cả hai em bé.
Vòng bụng lớn hơn so với tuổi thai
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu thường được các bác sĩ, y tá đo vòng bụng. Nếu bạn nhận thấy vòng bụng mình to hơn hẳn các chị em mang thai khác thì đây rất có thể là một trong những dấu hiệu mang thai đôi.
Ốm nghén nặng
Theo một số nghiên cứu, khoảng 50% mẹ bầu thường xuyên, ốm nghén, buồn nôn hoặc nôn trong thai kỳ. Đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường trong giai đoạn mang thai. Thế nhưng, bạn bị ốm nghén nặng hơn bình thường, chẳng hạn như hai bầu ngực bị căng, tức thường xuyên, đi tiểu nhiều, tâm trạng chán chường, dễ gắt gỏng, hoặc khó hấp thu một số loại thức ăn… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do bạn đang mang đến hai mầm sống trong người. Vì thế, các dấu hiệu ốm nghén cũng nặng hơn thông thường.
Thai nhi chuyển động sớm và nhiều
Một trong những điều thú vị nhất khi mang thai chính là cảm nhận bé chuyển động trong bụng mẹ. Tuy nhiên, nếu dấu hiệu này đến sớm và mẹ nhận thấy mức độ bé đạp nhiều, thường xuyên hơn bình thường thì rất có thể mẹ đang mang thai đôi. Do đó, bạn nên chịu khó khám thai định kỳ để các bác sĩ xác định chính xác nhé.
Nhịp tim của thai nhi
Nếu nghi ngờ bản thân đang mang thai đôi thì bạn có thể nhờ các bác sĩ chuyên khoa đo nhịp tim của bé trong khoảng tháng thứ 3 của thai kỳ. Với các thiết bị hiện đại, các bác sĩ sẽ đưa ra kết quả, xác định xem bạn có mang thai đôi hay không. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhịp tim có thể nhầm lẫn với các âm thanh trong bụng mẹ nên không được chính xác hoàn toàn.
Hình ảnh siêu âm
Một trong những cách xác định chính xác nhất việc mang thai đôi là dựa vào kết quả, hình ảnh siêu âm của các bác sĩ chuyên khoa. Do vậy, bạn cần phải đến các cơ sở y tế để thăm khám thai định kỳ. Nếu trên hình ảnh siêu âm, xuất hiện hai túi ối nằm cạnh nhau thì bạn đã mang thai đôi. Lúc này, bạn cần phải bổ sung nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng hơn nữa.
Dựa theo nồng độ HcG
Khi đến thăm khám tại các bệnh viện, các bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào nồng độ HcG trong máu hoặc trong nước tiểu của người mẹ để xác định việc mang thai đôi. Khi mẹ mang thai đôi, nồng độ này sẽ nhiều hơn so với những chị em phụ nữ chỉ mang thai đơn thông thường.
Nồng độ AFP trong máu
Ngoài nồng độ HcG, các bác sĩ còn kiểm tra huyết thanh, đo AFP của người mẹ. Đây là quá trình xét nghiệm máu cho những người mẹ mang thai từ 6 tháng trở lên, nhằm xác định việc mang thai đôi, đồng thời, cũng giúp các bác sĩ nhận biết nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh của thai nhi.
Thành viên trong gia đình mang thai đôi
Bạn tăng cân nhiều hơn bình thường, ốm nghén cũng nặng hơn các mẹ bầu khác. Hơn nữa, một vài thành viên trong gia đình bạn có tiền sử sinh đôi thì khả năng bạn mang thai đôi là khá cao. Tuy nhiên, mẹ cần phải dựa vào các dấu hiệu khác như hình ảnh siêu âm, nhịp tim của thai nhi… để xác định chính xác.