Chứng bệnh tăng động ở trẻ em

Chứng bệnh tăng động hay còn gọi là rối loạn phát triển (ADHD) thường gặp ở trẻ từ 8 đến 11 tuổi, đây là chứng bệnh tâm lý thường gặp ở một số trẻ em có biểu hiện hiếu động hơn bình thường đi kèm là sự suy giảm khả năng chú ý. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và gây khó khăn trong quan hệ với mọi người xung quanh. Các bậc phụ huynh nên trang bị cho mình kiến thức về chứng tăng động để phát hiện bệnh sớm ở trẻ và biết cách chăm sóc trẻ phù hợp hơn.

1. Biểu hiện của chứng bệnh tăng động

chung tang dong 1

2. Trẻ trở nên hiếu động quá mức

Trẻ bị tăng động thường không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ mà thường chạy nhảy liên lục mà không hề biết mệt là gì. Khi ba mẹ yêu cầu ngồi yên thì chúng không chịu hoặc chịu ngồi xuống thì cũng không ngừng cựa quậy và làm ồn.

3. Khả năng tập trung bằng 0

Khả năng tập trung của trẻ bị tăng động gần như là bằng 0. Ba mẹ sẽ rất khó khăn trong việc bắt chúng lắng nghe, làm theo hướng dẫn hoặc làm một việc gì đó trọn vẹn. Những đứa trẻ này thừng có xu hướng chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, không chú ý đến công việc mà mình đang làm. Giả sử như chúng đang lôi sách toán ra học, giải chưa xong bài chúng lại đòi vẽ siêu nhân, chưa vẽ xong siêu nhân chúng lại đòi hát đòi múa, loạn hết cả nhà.

4. Phối hợp và kiểm soát động tác kém

Trẻ hoạt động mang tính chất xung động tức thì, chúng thường gây ồn ào và làm phiền người khác quá mức có thể.

5. Những rối loạn khác đi kèm

Khi mắc chứng bệnh này, trẻ thường rất khó đi vào giấc ngủ của mình, rối loạn, lo âu,…Các rối loạn này có thể nhiều hay ít tùy vào từng trẻ và môi trường xung quanh tác động đến trẻ như thế nào. Những rối loạn trên xảy ra ở trẻ mọi nơi như ở nhà, trường học, bệnh viện, nơi công cộng, trong mọi hoàn cảnh và trong tất cả các mối quan hệ kéo dài ít nhất khoảng 6 tháng.

6. Nguyên nhân gây bệnh ở trẻ

chung tang dong 2

Người mẹ trong lúc mang thai có thể đã tiếp xúc với một số chất độc hại như thuốc lá, ma túy là những chất này làm giảm sản xuất dopamine ở trẻ em . Hoặc đã tiếp xúc với các độc chất như dioxine, hydrocarbure benzene làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị hiếu động và kém tập trung.

Tai biến lúc sanh con như mẹ sanh non tháng, thiếu oxi lúc sanh làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.

Đa số những trẻ em mắc chứng bệnh tăng động đều do gia đình chúng có ít nhất một thành viên mắc chứng bệnh này. Hơn nữa, thiếu một số nghiên cứu thì 1/3 số người đàn ông bị chứng bệnh hiếu động khi còn nhỏ thì con họ sau này cũng mắc phải chứng bệnh này.

Do tâm lý của mỗi trẻ khác nhau như lo lắng, rối loạn tâm thần, bị cưỡng bức, lạm dụng tình dục, gặp khó khăn trong học tập hoặc do lục đục trong gia đình.

7. Cách phòng bệnh cho trẻ tốt nhất

chung tang dong 3

Cho trẻ ăn uống phù hợp và đúng cách. Mẹ nên bổ sung thêm protein vào bữa sáng và các bữa ăn vặt của trẻ ở trường bằng các loại thực phẩm như trứng, thịt, các loại quả hạch, phô mai và các loại đâu. Đây là nhóm thực phẩm có vai trò quan trọng đối với hoạt động của não nên rất cần thiết đối với những trẻ mặc chứng bênh tăng động.

Ngoài ra, mẹ nên tăng thêm lượng carbohydrate phức hợp cho trẻ vì chúng làm chạm quá trình tiêu hóa, giúp bao tử có cảm giác no trong thời gian dài. Điều này góp phần hạn chế tình trạng ăn vặt giữa các bữa chính. Nhờ đó, trẻ sẽ bớt tiêu thụ những thức ăn được chế biến sẵn hoặc đồ ăn vặt có thể làm gia tăng các triệu chứng tăng động. Bổ sung thêm rau xanh và trái cây như lê, me, cam, kiwi, táo và bưởi vào khẩu phần của trẻ.

Ba mẹ có thể phối hợp với bác sĩ cho trẻ dùng thuốc và điều trị đúng cách cho bé sớm lành bệnh. Khi đã chẩn đoán xác định được bệnh, bác sĩ sẽ cho dùng thuốc methylphenidate, thuốc này kích thích hệ thần kinh trung ương giúp cải thiện khả năng tập trung của trẻ.

Mẹ cần tìm hiểu và giáo dục con đúng cách, khuyến khích con nghĩ đến những điểm tốt của mình, thường xuyên khen ngợi để trẻ không bị tự ti, tự kỷ. Ngoài ra, khi hướng dẫn cho trẻ học tập, làm việc, cha mẹ cũng cần dùng những từ ngữ nhẹ nhàng. Đặc biệt, cha mẹ cần luôn để mắt đến trẻ khi trẻ chơi và tập thể dục thể thao, tránh xảy ra chấn thương khi trẻ hiếu động và thái quá.

Bài viết liên quan