Trẻ em Nhật Bản đều được bố mẹ cung cấp chế độ dinh dưỡng theo phương pháp ăn dặm truyền thống, họ chú trọng nhất vào thời kỳ ăn dặm của trẻ. Ngoài ra, nước Nhật là quốc gia thuộc vùng châu Á, lương thực của họ chủ yếu là lúa gạo, thức ăn của họ cũng được chế biến từ cá, thịt, trứng, rau, củ, quả,… Do đó, có thể nói phương pháp ăn dặm của người Nhật dễ dàng áp dụng cho người Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu chế độ ăn dinh dưỡng của trẻ em Nhật như thế nào qua bài viết sau các mẹ nhé.
1. Chế độ ăn dinh dưỡng của trẻ em Nhật
Nhật Bản – Mỗi đứa trẻ sẽ có một bữa sáng ăn cá
Cha mẹ Nhật luôn cố gắng đảm bảo các con ít nhất một tuần đều có một buổi sáng được ăn cá tuyết. Trong cá tuyết có chứa protein như globulin, albumin, và một loạt các axit amin giúp tăng trưởng và phát triển chiều cao của trẻ. Tại Nhật Bản, nhiều gia đình ăn sáng với rất nhiều món phong phú như một quả trứng sống, một miếng cá tuyết, hai con tôm, hai miếng rong biển, dưa chua nhỏ, nửa bát súp, gạo…
Ngoài ra mỗi bữa sáng, khoảng 10 giờ, toàn bộ trẻ em Nhật Bản từ mẫu giáo đến trung học đều sẽ uống một cốc sữa tươi. Lượng sữa trẻ uống sẽ khác nhau theo từng độ tuổi, từ 200ml đến 400ml.
Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm tự nhiên
Nguyên tắc của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là cẩn thận trong sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên như rau, củ, quả, cá, thịt… Mẹ không nên cho bé ăn những thực phẩm chế biến sẵn chẳng hạn như thực phẩm đóng hộp, giăm bông và các loại gia vị. Lựa chọn cho bé ăn uống kiểu Nhật là chọn cho bé ăn nhạt. Độ mặn chủ yếu được lấy từ các món súp, canh từ rau, củ, quả hoặc thịt, cá. Mục đích của việc cho bé ăn nhạt đó là:
– Các mẹ có thể cho trẻ ăn các loại thực phẩm nhạt và sau đó có thể điều chỉnh một cách dễ dàng.
– Nếu cho bé ăn những thức ăn ngon trước, bé sẽ không đồng ý khi mẹ thay đổi sang các loại thực phẩm nhạt hơn, đặc biệt là rau.
Cho bé ăn dặm đúng cách
Một số bé biết cách nhai như thế nào, chúng không ngậm thức ăn trong miệng, ngồi im một chỗ và ăn xuyên suốt bữa ăn. Tuy nhiên, những đứa trẻ phản ứng mạnh mẽ khi bố mẹ buộc chúng ăn mà chúng không thích ăn và ngăn không cho ăn nhiều những thứ mà chúng thích. Vì vậy, vai trò của các bà mẹ rất quan trọng trong quá trình ăn dặm của bé.
Không khuyến khích cho trẻ ăn nhiều đường và sữa
Ba mẹ Nhật luôn hy vọng con cái của mình phát triển một cách bình thường và không bị béo phì. Cho nên thực đơn trong bữa ăn của người Nhật có rất nhiều loại rau để tạo sự cân bằng giữa bột, protein và vitamin, đặc biệt là ít protein. Họ không khuyến khích cho con mình ăn nhiều đường và sữa.
Trẻ em Nhật Bản không bị béo phì nhưng họ rất khỏe mạnh. Thứ hai, thông qua việc ăn dặm, họ có thể giáo dục con cái về cách ăn uống. Trẻ sẽ học cách nhai, có ý thức trong việc ăn uống, biết yêu cầu, từ chối và khẳng định bản thân. Nếu các mẹ muốn con đạt được những điều này, họ phải bỏ ra một quá trình hết sức gian nan và vất vả.
Không hoàn toàn sử dụng các thực phẩm của Nhật
Nhiều người nghĩ rằng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật là sử dụng hoàn toàn các thực phẩm của Nhật. Đó là điều hoàn toàn sai lầm. Thay vì sử dụng dashi để bổ sung canxi cho bé theo phương pháp Nhật, các mẹ có thể dùng nước hầm xương để thay thế.
2. Một số nguyên tắc khi cho trẻ ăn uống
Ba mẹ nên tôn trọng trẻ
Mẹ nên tôn trọng các bé như các thành viên khác trong gia đình. Các mẹ không chỉ cho bé ăn mà còn phải quan tâm đến tâm lý của bé. Bé sẽ thay đổi hành vi theo từng giai đoạn khác nhau. Vì vậy, các bà mẹ cần nắm bắt điều này để điều chỉnh sao cho hợp lý.
Một khía cạnh của việc tôn trọng trẻ là cách cho chúng ăn. Không khí, màu sắc…, là những yếu tố ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ. Mỗi người mẹ sẽ có cách riêng tùy thuộc vào con của mình. Nếu các mẹ chú ý mọt chút thì bữa ăn của bé sẽ có rất nhiều niềm vui.
Đi ngủ trước 10h tối, ban đêm không nên cho bé bú
Trẻ em phát triển và tiết hormone tăng trưởng chiều cao trong khi ngủ, đạt đỉnh nhiều hormone nhất vào khoảng 1 đến 4 tiếng sau khi ngủ. Do đó, thời gian đi ngủ tốt nhất của trẻ nên là trước 22 giờ. Ban đêm mẹ không nên đánh thức con để cho bú bởi nó sẽ làm phiền giấc ngủ của trẻ. Sau sinh bốn tháng, chậm nhất trước 8 tháng, mẹ cần bỏ hẳn cữ đêm cho con. Ngoài ra, nếu bé ngủ và thức dậy trong khoảng thời gian cố định, hình thành chu kỳ giấc ngủ ổn định, thời gian tiết hormone tăng trưởng cũng sẽ được mở rộng.