Chảy mủ tai ở trẻ

Chảy mủ tai ở trẻ em hay còn gọi là bệnh thối tai theo cách nói dân gian. Chảy mủ tai là biểu hiện cho những trường hợp viêm tai mạn tính có chảy mủ. Nếu mủ có mùi thối đó là dấu hiệu của loại viêm tai nguy hiểm. Chảy mủ tai xảy ra ở trẻ em nếu không được chữa trị kịp thời, có dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

1. Nguyên nhân gây chảy mủ tai ở trẻ

chay mu tai o tre

Nguyên nhân gây chảy mủ tai ở trẻ khá khó nhận biết, đôi khi xuất phát từ một đợt sốt siêu vi, cơn cảm cúm hay viêm họng, viêm xoang, viêm đường hô hấp,… Chảy mủ tai có thể được nhận biết là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị viêm tai giữa. Thông thường, tai trẻ xuất hiện mủ và nước sau từ 5-7 ngày bị sổ mũi liên tục. Khi bắt gặp những triệu chứng như vậy thì mẹ nên cảnh giác phòng ngừa cho bé.

2. Triệu chứng của bệnh

– Giai đoạn xung huyết, mủ chưa kịp hình thành. Lúc này trẻ đang chảy mũi vàng xanh, ngạt tắc mũi đột nhiên xuất hiện đau nhói trong tai, đau lan từ tai lên thái dương hoặc xuống họng. Có thể sốt hoặc không sốt tùy phản ứng của cơ thể từng bé.

chay mu tai o tre 2

– Trong tai trẻ sẽ xuất hiện tiếng ù, khó chịu và sức nghe giảm đáng kể. Khi thấy trẻ có hiện tượng này, các bậc phụ huynh hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được khám cụ thể. Nếu không thăm khám kịp thời, mủ sẽ bắt đầu xuất hiện trong tai và diễn tiến bệnh nặng hơn.

– Trẻ có thể sẽ bị sốt, đau nhức và chảy mủ tai. Mủ đọng trong tai giữa có thể biến chứng vào não gây viêm màng não, liệt mặt nếu màng nhĩ không vỡ cho mủ chảy ra ngoài. Nếu mủ trong tai giữa không điều trị kịp thời ra khỏi hòm nhĩ sẽ để lại du chứng như viêm tai giữa, gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

3. Cách chăm sóc khi trẻ bị chảy mủ tai

– Các bậc phụ huynh tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh, thuốc nhỏ tai về nhỏ cho trẻ. Thay vào đó, các mẹ nên thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để chăm sóc cho trẻ đúng cách.

chay mu tai o tre 3

– Đừng quên vệ sinh tai cho bé hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn mà bác sĩ kê toa các mẹ nhé. Và tuyệt đối không để nước tiếp xúc với tai trẻ khi tắm.

– Không dùng tăm bông chọc ngoáy mạnh vào tai trẻ để tránh gây xước hoặc tổn thương bên trong, khiến bệnh tình của trẻ càng trở nên nghiêm trọng hơn, có thể là nhiễm trùng.

– Không tự ý dùng các dụng cụ hút mủ tai không được vô khuẩn sẽ gây bội nhiễm các loại vi khuẩn khác làm cho bệnh trở nên dai dẳng khó điều trị hơn.

4. Phòng ngừa bệnh chảy mủ tai ở trẻ em

Khi trẻ bị sổ mũi, không để trẻ xì mũi bằng cách bịt hai lỗ mũi. Thay vào đó, hãy bịt một bên, hở một bên để tiết dịch ra ngoài. Nên đặc biệt cẩn trọng trong quá trình lấy ráy tai cũng như sử dụng công cụ hợp lý, vệ sinh và chỉ nên dùng một lần. Thường xuyên cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và trị bệnh về tai kịp thời.

chay mu tai o tre 4

Khi cho trẻ ăn nên để trẻ ngồi, có thể bế hoặc ngồi trên ghế, trên xe… Vì nếu ăn trong tư thế nằm, không may trẻ bị sặc thức ăn sẽ tràn lên tai giữa. Trong trường hợp trẻ bị nôn, các mẹ nên đặt trẻ nằm trên gối cao để dịch nôn không bị trào ngược vào tai giữa. Trường hợp với những trẻ bú mẹ, không nên để trẻ nằm ngay sau khi bú vì sẽ tạo điều kiện cho vi trùng từ họng xâm lấn lên tai gây ra bệnh viêm tai giữa.

Bài viết liên quan