Chảy máu âm đạo là hiện tượng dễ xảy ra ở phụ nữ trong quá trình mang thai. Hiện tượng này thường xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ, đôi khi chỉ là vài giọt máu khiến bạn lầm tưởng là kinh nguyệt. Tuy nhiên, điều đó có thể báo hiệu bạn đang mang thai ngoài tử cung, bị sảy thai hoặc thai bị chết lưu.
Một số nguyên nhân làm chảy máu âm đạo
1. Do ra máu sinh lý
Hiện tượng này xuất hiện khi mới có dấu hiệu có thai, máu có thể ra vài giọt như ngày đầu kinh nguyệt, vào đúng chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau chậm kinh vài ngày. Lượng máu ra thường ít và kéo dài từ 1 – 2 ngày.
2. Ra máu do quan hệ tình dục
Trong những giai đoạn thai sớm, việc quan hệ tình dục quá nhiều hoặc quá mạnh có thể gây kích thích tử cung, dẫn đến việc ra máu cũng như dọa sẩy thai.
3. Ra máu do dọa sẩy thai, sẩy thai
Khoảng một nửa số bà bầu ra máu trong lúc thai kỳ đầu tiên có liên quan đến dọa sẩy thai. Ra máu thường kèm theo đau tức bụng dưới, khi gặp trường hợp này thai phụ cần đến gặp bác sĩ sớm. Thông thường các hiện tượng dọa sẩy thai nếu đưuọc điều trị có thể khắc phục được. Tuy nhiên nếu hiện tượng ra máu nhiều, máu có lẫn cụ và đau quặn bụng thì có nghĩa là thai đã có dấu hiệu sẩy.
4. Ra máu do viêm nhiễm ở cổ tử cung
Viêm nhiễm ở cổ tử cung, âm đạo hoặc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cũng gây nên ra máu trong thai kỳ đầu tiên, có thể là polype cổ tử cung, sùi mào gà, lộ tuyến cổ tử cung,… Những trường hợp này cần phải đi khám phụ khao để bác sĩ có hướng điều trị cũng như theo dõi trong quá trình mang thai
5. Mạch tiền đạo
Đây là 1 biến chứng sản khoa hiếm gặp, dẫn đến nguy hiểm cho thai nhi nếu không được phát hiện trước khi vỡ ối. Cần lưu ý các nguy cơ dẫn đến biến chứng mạch tiền đạo và chẩn đoán tình trạng này trước khi chuyển dạ để phòng ngừa thiếu máu và thiếu o xy cho thai nhi. Được phát hiện thông qua quá trình siêu âm khi có hiện tượng chảy máu và nhịp tim thai thay đổi.
6. Chửa trứng
Chửa trứng rất hiếm gặp, đó là một tế bào dạng khác nằm trong tử cung chứ không phải hợp tử. Tế bào này gây ra các triệu chứng buồn nôn và ói mửa dữ dội giống như mang thai thế nhưng nó có thể lan ra các cơ qua khác và gây ung thư cho cơ thể. Chửa trứng cũng gây xuất huyết âm đạo.
7. Đứt nhau thai
Một tình trạng cực kỳ nghiêm trọng và nó sẽ xảy ra khi nhau thai bị tách ra khỏi thành tử cung. Thậm chí, nó có thể xảy ra mà không bị chảy máu.
8. Thai chết lưu
Nếu thai chết lưu thì mẹ bầu sẽ bị chảy máu âm đạo. Tuy nhiên lượng máu khá ít nên có thể khiến mẹ bầu không để ý. Cho đến khi tình trạng tệ hơn, chảy máu sẽ kèm theo đau bụng thì mẹ bầu mới nhận ra vấn đề. Thai chết lưu thường xuất hiện vào thời gian đầu của thai kỳ. Thường khi xác định đúng tình trạng này thì cần phải tiến hành phá bỏ thai ngay để giữ an toàn cho mẹ.
Cách xử trí khi bị chảy máu âm đạo
– Theo dõi số lượng máu qua băng vệ sinh để nhận biết được màu máu nhằm có phương pháp xử trí kịp thời.
– Đi thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân từ đó cố biện pháp khắc phục kịp thời, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc như sảy thai, sinh non hoặc mang thai ngoài tử cung.
– Có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt ổn định. Nên nằm nghỉ hoàn toàn, ăn các loại thức ăn mềm dễ tiêu. Đặc biệt, người phụ nữ không nên quan hệ vợ chồng vào lúc này.
– Chế độ vệ sinh sạch sẽ. Vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày, tránh tình trạng viêm nhiễm.
– Cần đến ngay cơ sở y tế nếu có các triệu chứng như đau quặn ở bụng dưới, chảy máu nhiều dù đau hay không, âm đạo chảy máu kèm theo dải máu đông, choáng hoặc ngất, sốt cao trên 38 độ C hoặc ớn lạnh.