Cần chuẩn bị gì trước khi mang thai

Cần chuẩn bị gì trước khi mang thai? Đây là câu hỏi được nhiều chị em phụ nữ quan tâm, nhất là những chị em mang thai lần đầu. Để chuẩn bị hành trang cho các bậc cha mẹ chuẩn bị đón đứa con của mình chào đời một cách khỏe mạnh nhất, các bà mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp, tiêm phòng các bệnh có khả năng lây lan cao để phòng trừ lây lan cho con…, và nhiều điều quan trong khác. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho các bạn một số điều quan trọng cần làm trước khi mang thai.

1. Tiêm phòng trước khi mang thai

can chuan bi gi truoc khi mang thai 1

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, em bé ra đời có sức đề kháng tốt thì việc tiêm chủng trước và trong thời gian mang thai cực kỳ quan trọng. Dưới đây là lịch tiêm chủng một số bệnh đặc biệt dành cho những chị em mang thai lần đầu.

– Bệnh Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra. Hội chứng Rubella bẩm sinh là nguyên nhân quan trọng gây ra các khuyết tật trầm trọng cho trẻ sơ sinh. Mẹ nên tiêm chủng vào 6 tháng trước khi mang thai.

– Thủy đậu: Muộn nhất là 2 tháng trước khi mang thai.

– Cúm: Phụ nữ có thể tiêm phòng cúm vào mọi thời điểm trước khi mang thai.

– Viêm gan B: Có thể tiêm trước hoặc trong khi mang thai đều được.

2. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng

can chuan bi truoc khi mang thai 2

Trước khi mang thai vợ chồng phải sắp xếp ăn uống, dinh dưỡng hợp lý, dự trự nguồn dưỡng chất đầy đủ dồi dào trong cơ thể. Cơ thể khỏe mạnh, sinh lực dồi dào là nền tảng vật chất vững chắc cho sự thụ thai. Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu protein như các loại đậu, trứng, thịt nạc, cá. Đặc biệt, bạn cần chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, cố gắng chọn dùng các loại thực phẩm thiên nhiên, tươi ngon, tránh ăn các loại thực phẩm có chất phụ gia, phẩm màu, chất bảo quản. Rau phải rửa sạch ngâm nước muối. Quả phải gọt vỏ trước khi ăn.

3. Cung cấp lượng nước đầy đủ cho cơ thể

can chuan bi gi truoc khi mang thai 3

Chiếm khoảng 60-70% trọng lượng của cơ thể, nước phân phối ở khắp nơi như máu, cơ bắp, não bộ, phổi, xương khớp… Mỗi ngày cơ thể chúng ta mất đi khoảng 1,5 lít nước qua đại tiểu tiện, đổ mồ hôi, hơi thở. Khi làm việc, vận động cơ thể sẽ mất thêm nước. Vì vậy, để giữ lượng nước của cơ thể bình thường, bạn cần phải uống 2 lít nước/ ngày để thay thế phần mất đi. Đặc biệt, trước khi mang thai, các mẹ không nên uống các loại thức uống có ga, cồn, nước đóng hộp, nước tăng lực…, bởi hầu hết các nước này có chứa chất ngọt và màu nhân tạo.

4. Chú ý đến vệ sinh răng miệng

can chuan bi gi truoc khi mang thai 4

Bạn nên đi gặp bác sỹ nha khoa để lấy cao răng, kiểm tra răng sâu và khám tổng quát trước khi có thai bởi sau đó, bạn sẽ tuyệt đối không thể động vào răng lợi khi đã có thai. Đặc biệt, theo các chuyên gia y tế thì có đến 90% các loại bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng. Bởi vậy lời khuyên cho các mẹ là hãy chú ý đến vấn đề này, vệ sinh răng miệng thật kỹ, để phòng tránh vi khuẩn chui vào bên trong qua đường miệng, dẫn đến hậu quả sinh non thiếu tháng hoặc tiền sản giật.

5. Chuẩn bị tài chính vững vàng trước khi mang thai

can chuan bi gi truoc khi mang thai 5

Chuẩn bị tài chính vững vàng khi một thành viên mới chuẩn bị xuất trong gia đình bạn là điều quan trọng mà hai vợ chồng cần làm. Sau khi có con, vợ chồng bạn hầu như sẽ không tiết kiệm được đồng nào nữa bởi bé sẽ tiêu tốn gần như toàn bộ số tiền hai vợ chồng bạn kiếm được. Những việc bạn cần làm là:

– Giải quyết nợ nần: Hãy kiểm tra tài chính gia đình và giải quyết nợ nần trước khi chuẩn bị sinh con. Nhiều cặp vợ chồng sau khi cưới còn nợ những khoản chi phí cho đám cưới, tiền mua nhà,… Nên giải quyết các khoản nợ trước khi sinh con, nếu không, gia đình bạn sẽ càng khó xoay xở hơn khi có thêm một thành viên.

– Dự phòng tài chính cho thành viên mới: Sau khi đã giải quyết nợ nần, hai vợ chồng bạn cần lên kế hoạch để dành tiền tiết kiệm để chuẩn bị đón thành viên mới.

Bài viết liên quan