Thời tiết thay đổi thất thường, trở lạnh và khô hanh là nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng da. Đây là loại bệnh lý ngoài da phổ biến nhất ở trẻ em, dị ứng da là một dạng viêm da mạn tính, tái phát, ngứa dữ dội xảy ra ở những trẻ có làn da nhạy cảm, khi các chức năng bảo vệ da trở nên yếu ớt. Vì làn da của trẻ còn khá non nớt nên cha mẹ cần xem xét các bước điều trị sao cho thật hợp lí và nên tham khảo ý kiến bác sỹ để tránh làm tổn thương đến da của bé gây ảnh hưởng xấu sau này.
Nhận biết dấu hiệu khi trẻ bị dị ứng
– Khi bị dị ứng, các bé thường có cơn ngứa từ vừa phải cho đến dữ dội.
– Da của bé thường bị viêm, rỉ chất lỏng và gây đau đớn thậm chí còn chảy máu.
– Đối với trẻ sơ sinh: Cơ thể trẻ thường phát triển các triệu chứng nhỏ nhất là từ khi chúng 2 đến 3 tháng tuổi. Một vết phát ban có thể xuất hiện đột ngột, làm da bị khô, ngứa và đóng vảy. Ở giai đoạn phát bệnh, làn da bị nhiễm trùng có thể rỉ ra chất lỏng. Một số trẻ sơ sinh bị dị ứng ở mặt, đặc biệt là vùng má và da đầu đầu gối và cùi chỏ.
– Đối với trẻ em: Dị ứng ở trẻ em phát triển bệnh muộn hơn, biểu hiện là trên cơ thể thường xuất hiện vết phát ban kèm theo ngứa và ác mảng đóng vảy. Da có xu hướng sần sùi, dày hơn, không mềm mượt. Các vùng bị ảnh hưởng phổ biến là các nếp gấp của khuỷa tay, vùng cổ, cổ tay, mắt các chân và các nếp gấp giữa vùng mông và chân.
Cách điều trị hiệu quả cho trẻ
– Mẹ nên lưu ý chọn chất giữ ẩm hiệu quả, không gây kích ứng, và có chứa các thành phàn hỗ trợ bệnh da đang mắc phải. Da được giữ ẩm thích hợp sẽ làm giảm đáng kể việc dùng corticoides – thuốc điều trị viêm ngứa khô và đỏ da. Từ đó sẽ tránh được các tác dụng phụ của thuốc như teo da hoặc bùng phát khi ngưng thuốc. Đồng thời, chất giữ ẩm sẽ giúp da trẻ duy trì lại độ ẩm, ngăn ngừa, làm giảm sự mất hơi nước qua da giúp tăng cường sự toàn vẹn của hàng rào bảo vệ da.
– Nên cho bé uống nhiều nước. Chọn các loại thực phẩm có nhiều acid béo Omega 6 để bé có thẻ giảm bớt tình trạng da khô cũng như khắc phục các triệu chứng đỏ rát và ngứa, củng cố hàng rào bảo vệ da tự nhiên của bé.
– Chăm sóc bé hàng ngày qua ba bước cơ bản:
Bước 1: Làm sạch da
Tắm rửa trẻ hàng ngày, lau mặt bằng khăn nhúng nước ấm. Ngâm vùng da tổn thương nặng trong nước ấm từ 15 đến 20 phút, sau đó lau khô và bôi chất ẩm để không làm da khô. Ngâm da cho bé từ 1 – 3 lần/ngày tùy độ nặng của bệnh.
Bước 2: Bôi chất làm ẩm
Để duy trì độ ẩm cho da suốt cả ngày mẹ cần bôi chất làm ẩm dạng dung dịch, dầu, kem hoặc thuốc mỡ theo hướng dẫn của y tế ngay sau khi tắm.
Bước 3: Giảm ngứa và kích ứng
Duy trì giấc ngủ bình thường và ổn định tâm lý trẻ vì stress cũng là một nguyên nhân dẫn đến thói quen gãi ngứa ở trẻ. Cắt móng tay cho trẻ, mang bao tay, tất ban đêm để tránh tổn thương da do gãi ngứa. Tránh dùng chất tẩy rửa, hóa chất, xà phòn, cồn, và các sản phẩm chăm sóc da. Chọn quần áo thấm mồ hôi. Không cho trẻ chơi dưới đất, không chơi với súc vật hay thú nhồi bông.
Những lưu ý cần thiết
– Chỉ nên bôi thuốc theo chỉ định của bác sỹ, lưu ý không pha trộn hay bôi cùng với chất làm ẩm vì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.
– Đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu sốt, ngứa nhiều phải thức giấc ban đêm, tổn thương da trở nên đỏ và chảy máu, hoặc tổn thương da không giảm sau một tuần để được khám và điều trị kịp thời.
– Nên chú ý đến thực đơn dinh dưỡng của trẻ hằng ngày, hạn chế cho trẻ ăn những thức ăn có tính gây dị ứng như tôm, cua, trứng và sữa. Những thức ăn này có các protit phân tử cao, dễ gây phản ứng dị ứng của cơ thể.