Nổi mề đay là một căn bệnh về da, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của trẻ. Điều này khiến các bậc phụ huynh cực kỳ lo lắng và đau đầu. Chính vì thế, khi thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu của căn bệnh nổi mề đay thì ba mẹ nên áp dụng những cách thức chữa trị hiệu quả sau đây để điều trị đúng cách và dứt điểm cho bé yêu nhà mình nhé.
Nguyên nhân gây nổi mề đay
Mề đay là tình trạng da bị nổi các mảng da phù nề, có màu hồng hoặc màu trắng. Nổi mề đay thường gây ra triệu chứng ngứa ngáy, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, ăn uống, học tập và cuộc sống của trẻ.
Nguyên nhân gây ra bệnh nổi mề đay là vì da của trẻ khá nhạy cảm và có sức đề kháng còn yếu, khi có sự thay đổi nhiệt độ thời tiết hoặc các tác nhân từ môi trường bên ngoài, sẽ khiến cho làn da của trẻ dễ bị dị ứng và gây ra tình trạng nổi mề đay.
Một nguyên nhân nữa là do trẻ tiếp xúc với các vật lạ qua đường hô hấp, chẳng hạn như ăn uống các thức ăn lạ, tiếp xúc với các loại côn trùng, các loại thuốc và mỹ phẩm nào đó…
Cách chữa trị nổi mề đay ở trẻ
Khi bị nổi mề đay, bé thường xuyên bị ngứa ngáy, khó chịu và không thể ăn uống, sinh hoạt như bình thường. Do đó, ba mẹ nên có những biện pháp chữa trị kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và cuộc sống hàng ngày của bé.
Trước hết, khi nhận thấy bé bị nổi mề đay, mẹ nên xác định nguyên nhân chính xác để loại bỏ những tác nhân gây ra căn bệnh này. Chẳng hạn như nếu bé bị nổi mề đay do tiếp xúc với một loại thuốc hay côn trùng nào đó, thì mẹ nên cho bé tránh xa và loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh này ngay lập tức.
Kế đến, ba mẹ nên cho bé ăn nhẹ và dùng giấm thanh pha loãng trong nước ấm để tắm cho bé hoặc thoa lên các vùng da bị nổi mề đay. Tuy nhiên, trong quá trình tắm, tuyệt đối không được chà xát lên các khu vực da bị nổi mề đay, đồng thời, cũng nên hạn chế các loại xà phòng tắm, dung dịch dưỡng ẩm…
Sau khi tắm xong, các mẹ nên cho bé mặc quần áo thoáng mát, chất liệu vải cotton, kích thước rộng rãi và không mặc quần áo chật chội hoặc bó sát cơ thể.
Ngoài ra, ba mẹ còn có thể chữa trị mề đay cho bé bằng các phương thuốc từ thiên nhiên. Nếu gia đình có sẵn các loại cây như bạc hà, kinh giới, rau mùi… thì có thể rửa sạch các loại lá này, vò nát rồi chà nhẹ lên vùng da bị nổi mề đay. Các vùng da này sẽ giảm thiểu ngay tình trạng bị mẩn ngứa và mề đay sẽ nhanh chóng lặn đi.
Một điều quan trọng cần lưu ý nữa là khi mẹ thấy bé có những dấu hiệu như xuất hiện các mảng da đỏ phù nề, có hình dạng và kích thước lớn nhỏ khác nhau, kèm theo triệu chứng mẩn ngứa, phát ban, đau bụng, nôn, tiêu chảy… thì nên đưa bé đến ngay các trung tâm, cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị đúng cách và kịp thời nhé.