Trẻ nhỏ có sức đề kháng còn yếu nên vào thời điểm giao mùa, bé rất dễ bị nhiễm các bệnh sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mũi… Sổ mũi là bênh hay gặp nhất ở trẻ nên các bậc phụ huynh cần chú ý trong việc phòng bệnh cho bé, giúp bé luôn khỏe mạnh, nhất là trong thời điểm giao mùa.
Triệu chứng sổ mũi ở trẻ
Trẻ sẽ bị chảy dịch mũi dạng lỏng. Ban đầu là triệu chứng nghẹt mũi, khó thở, thở phát ra tiếng khè khè và quấy khóc. Sang ngày thứ hai, dịch mũi chảy nhiều thành dòng, cổ họng bắt đầu rát gây khó nuốt cho trẻ, dịch mũi từ dạng lỏng, chảy nhiều sau đó là đặc dần và có màu vàng. Khi bị chảy nước mũi, trẻ có cảm giác đau nhức trong cánh mũi kèm theo nhức đầu.
Một số phương pháp như cách ly với mầm bệnh, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, uống nhiều nước… sẽ giúp bé phòng tránh được nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh.
1. Cách ly hoặc hạn chế cho trẻ tiếp xúc mầm bệnh
Virus gây sổ mũi cho trẻ có thể gây thành dịch trên những khu vực rộng lớn. Những nơi trẻ dễ bị lây viêm sổ mũi như trường học, nhà xe, bệnh viện… nên khi thấy có dấu hiệu của bệnh, các mẹ nên cho trẻ ở trong nhà nghỉ ngơi, tránh đi ra ngoài hay đến những nơi có khả năng bị lây nhiễm.
2. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài
Virus sổ mũi có nhiều trong không khí. Đối với trẻ nhỏ, khi sức đề kháng còn yếu rất dễ bị lây nhiễm nếu không được bảo vệ, do đó, việc đeo khẩu trang cho bé khi ra ngoài giúp ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm cho trẻ. Đồng thời, với bầu không khí ngày càng ô nhiễm, nắng nóng đeo khẩu trang còn giúp bé chống khói, bui bẩn ngoài đường. Cha mẹ cũng để ý vì mầm bệnh cũng có thể từ trong nhà bạn nếu trong gia đình có người bị cảm cúm. Trẻ cần ở phòng mát mẻ, không gian thoáng đãng và giữ ấm cho cổ bé hàng ngày.
3. Cho trẻ uống nhiều nước
Hệ tiêu hóa khỏe mạnh là một trong những yếu tố giúp trẻ ngăn chặn các triệu chứng lây nhiễm thông thường. Virus thường tấn công vào những bé có hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu. Nước tham gia vào quá trình trao đổi, vận chuyển chất dinh dưỡng và đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Cha mẹ cho trẻ uống nhiều nước lọc cũng như nước trái cây giúp trẻ có sức đề kháng.
4. Cho trẻ ăn uống đủ chất
Cha mẹ cần dảm bảo hàm lượng chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày để tăng sức đề kháng cho trẻ. Điều này giúp cơ thể trẻ chống lại được virus gây sổ mũi. Trong khẩu phần ăn có thể thêm các loại rau gia vị như hành, tỏi… giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
Ngoài chế độ ăn uống nhiều chất dinh dưỡng, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các thức uống từ trái cây họ cam quýt, chanh, bưởi… giúp tăng cường vitamin. Đây là những dưỡng chất thiết yếu giúp bé tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên cho trẻ ăn những đồ ăn, thức uống quá lạnh hoặc quá nóng.
5. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
Phụ huynh hãy chú ý trong việc chăm sóc con bằng cách quan sát răng, mũi, tai bé thường xuyên. Mẹ cũng nên rửa mũi cho con cách ngày để gột rửa hết bụi bẩn trong mũi. Đánh răng thường xuyên vào buổi sáng và tối sẽ giúp miệng, họng con sạch sẽ, tránh mùi hôi vì vi khuẩn lưu trú. Rửa tay thật sạch bằng xà phòng sát khuẩn hàng ngày và cho con dùng riêng những đồ dùng cá nhân như khăn mặt, khăn tay… để tránh bị lây nhiễm.