Khi mang thai cơ thể mẹ bầu sẽ sản sinh thêm lượng máu và chất lỏng bổ sung. Vì vậy, hầu như mẹ bầu nào cũng sẽ xuất hiện sưng phù nhẹ ở những tháng cuối thai kỳ. Để hạn chế điều này, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho mẹ bầu một số cách giảm sưng phù hiệu quả, giúp mẹ bầu chuẩn bị tâm lí thoải mái trước khi sinh.
1. Hạn chế ăn mặn
Khi mang thai, nếu mẹ bầu có chế độ ăn quá mặn, ăn nhiều muối sẽ khiến cơ thể mẹ bầu thêm giữ nước, làm tình trạng phù chân khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn. Để hạn chế tình trạng sưng phù khi mang thai bạn nên cắt giảm lượng muối trong các món ăn hàng ngày, đồng thời cũng nên hạn chế dung nạp các thực phẩm đã chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp.
2. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước giúp mẹ bầu đào thải hết các độc tố trong cơ thể mình ra ngoài. Mẹ bầu nên uống ít nhất là 8 ly nước mỗi ngày, tương đương với 2 lít nước, nhằm giúp các cơ quan chức năng trong cơ thể hoạt động hài hòa và nhịp nhàng hơn. Đồng thời cũng tránh được quá trình tích lũy chất lỏng gây phù.
3. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Để hạn chế bị sưng phù cũng như cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ bầu khi mang thai, bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh. Nên ăn nhiều loại trái cây và rau quả, giảm lượng muối đường và chất béo, cố gắng tránh những thực phẩm chế biến sẵn và đặc biệt là phải bổ sung nhiều vitamin C và vitamin E.
4. Massage chân
Massage chân có thể giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm bớt những cơn đau khó chịu. Mỗi ngày bạn chỉ cần xoay tròn cổ chân theo một vòng tròn lớn sau đó gập bàn chân lại rồi tiếp tục massage các ngón chân theo chiều kim đồng hồ, lặp lại mỗi bên từ 5-10 phút mỗi lần. Mẹ bầu nên thực hiện cách này từ 2-3 tuần/lần để hạn chế bị sưng phù nhé.
5. Ngủ nghiêng về bên trái
Khi ngủ nghiêng về bên trái, mẹ bầu sẽ đỡ bị tạo áp lực lên các tĩnh mạch dẫn máu đến tim từ các bộ phận khác. Việc kê chân cao lên khi ngủ bằng gối cũng góp phần giúp mẹ bầu giảm đau và sưng phù ở mức độ nhất định nào đó.
6. Tránh mặc quần áo hoặc tất quá bó chặt
Tránh mặc quần áo quá bó chặt quanh mắt cá chân hoặc cổ tay để máu và các chất lỏng khác có thể lưu thông dễ dàng trong cơ thể. Nên mang các loại tất hoặc quần tất không quá chặt và không bó bụng.
7. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp lưu thông máu trong cơ thể. Hãy duy trì chế độ thể dục hàng ngày như đi bộ hoặc các bài tập thể dục vừa phải và cần có sự đồng ý của bác sĩ cho việc tập luyện. Chỉ tham gia các bài tập kéo giãn cơ sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ.
8. Mang giày dép tạo sự thoải mái
Trong thai kỳ bàn chân có thể to lên và những đôi giày dép cũ có thể sẽ không vừa nữa. Đi giày không gót tạo sự thoáng mát và thoải mái. Một số bác sĩ gợi ý mẹ bầu nên giày thể thao làm giảm sưng, đau và cũng làm giảm đáng kể chứng đau lưng.