Văn hóa truyền thống người Việt Nam xưa đến nay rất coi trọng những ngày lễ kỉ niệm quan trọng trong mỗi đời người. Đám tang, ma chay, cưới hỏi, làm nhà, dựng vợ, gả chồng cho đến ngày sinh nhật, thôi nôi. Đó cũng là những bước đi quan trọng nhất trong mỗi con người từ khi sinh ra đến khi trở về với cát bụi. Trong đó lễ thôi nôi cho bé trong gia đình là một trong những sự kiện trọng đại ghi nhận sự phát triển và khôn lớn của trẻ. Đó cũng là dịp để mọi thành viên trong gia đình gửi gắm ước muốn tốt đẹp đến thế hệ con cháu của mình.
1. Thời gian tính đầy tháng cho con
Việc tổ chức đầy tháng cho trẻ nhằm tạ ơn Mụ Bà không chỉ tạo ra đứa trẻ mà còn là để trình vói họ hàng hai bên gian đình về đứa cháu sau một tháng ra đời. Theo quan niệm dân gian người Việt Nam có câu “ Trên bà chúa Thiên Thai dưới 12 bà Mụ” để chỉ tục làm đầy tháng tức là cũng cho bà chúa trông coi toàn diện và 12 bà Mụ có công nặn ra đứa trẻ, mỗi bà Mụ đảm nhận một chức năng riêng…
Mỗi nơi có một cách cúng khác nhau và thay đổi dần theo cuộc sống hiện đại. Trong dân gian những đứa trẻ sau khi sinh sẽ ở trong nhà, nhiều người không tiếp xúc không nhìn thấy đứa trẻ vì sợ dính phong long. Dịp đầy tháng chính là cách thông báo rõ ràng nhất với mọi người về sự xuất hiện thành viên mới trong gia đình.
Đầy tháng của trẻ được căn cứ vào lịch âm và tùy thuộc vào giới tính con trai hay con gái. Nếu là con gái thì ngày đầy tháng sẽ lùi lại 2 ngày tính từ ngày sinh, nếu là con trai thì lùi lại một ngày tính từ ngày sinh. Người xưa hay truyền miệng nhau là gái dời 2, trai dời 1 để chỉ ý nghĩa này. Lễ cúng được thực hiện vào sáng sớm hoặc chiều tối.
2. Lễ vật cúng đầy tháng
Lễ vật phải làm đủ 12 chén bởi vì từ khi trẻ hình thành đế khi sinh ra được 12 bà Mụ và 1 bà Chúa chăm sóc bao gồm 12 chén chè nhỏ, 12 dĩa xôi nhỏ, 12 chén cháo nhỏ, và 1 xôi lớn, 1 chè lớn, 1 cháo lớn. Tất cả được săp xếp theo nguyên tắc “Đông Tây bình quả” chia làm 2 mâm trên dưới cách nhau 10 phân. Ngoài các lễ vật này thì thêm chén, đũa, muỗng và đặc biệt không thể thiếu đôi đũa hoa vì theo quan niệm Bà Chúa chỉ thích dùng loại đũa này.
3. Nghi thức cúng đầy tháng cho con
Người thực hiện là người trưởng tộc hoặc người biết thực hành nghi lẽ, thắp ba nén nhang khấn nguyện: Hôm nay, cháu tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh mụ bà và tam đức ông trươc về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc.
4. Nghi thức khai hoa
Nghi thức khai hoa hay còn gọi là nghi lễ “ bắt miếng”. Đứa trẻ được đặt ngay trên bàn giữa chủ lễ rót trà thắp hương xin phép bắt miếng. Xong bồng đứa trẻ một ay, tay kia cầm một nhánh hoa điệp (có thể hoa khác) vừa quơ qua, quơ lại trên miệng cháu bé vừa dạy:
“Mở miệng ra cho có bông, có hoa
Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,
Mở miệng ra cho có bạc, có tiền
Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”
5. Tục làm phép kết thúc thời gian ở cữ
Để thực hiện, cần một nồi nước sôi để giữa nhà, bỏ cây đinh nung đỏ vào cho khói bay ra, mẹ bồng con bước qua bước lại. Nếu là con trai thì bước 7 lần, nếu là con gái thì bước 9 lần. Sau lễ mẹ và con có thể đi xung quanh nhà được, không bị bạn chế các phòng trong gia đình cũng như người mẹ có thể đi ra ngoài đi chợ.
Sau cùng khi gần hết một cây nhang, gia chủ rót trà, khấn vái cảm tạ ơn trên, mang vàng mã đi đốt vẩy rượu gạo, muối, mã não kết thúc nghi lễ. Mọi người cùng thu lộc chúc cho em bé mọi điều tốt lành và trao quà mừng cho bé.