Mẹ bầu thường dễ bị viêm nhiễm ở vùng kín vì nồng độ tiết tố trong thời kỳ mang thai thường tăng cao hơn bình thường, nồng độ PH trong môi trường âm đạo thay đổi khiến các loại vi khuẩn và nấm kí sinh ở vùng âm đạo có cơ hội phát triển. Tuy là căn bệnh không nguy hiểm nhưng sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho mẹ và thiên thần nhỏ trong bụng. Mẹ bầu nên tìm hiểu căn bệnh này để chữa trị và phòng tránh kịp thời nhé.
1.Viêm âm đạo là gì?
Viêm âm đạo là căn bệnh rất thường gặp ở nữ giới. Có 4 loại viêm âm đạo bao gồm nhiễm Trichomonas (bệnh trùng mảng uốn roi đuôi), nhiễm nấm men, viêm âm đạo do vi khuẩn và viêm teo âm đạo.
Phổ biến nhất là nhiễm nấm men, nhiễm nấm men thường bị gây ra bởi một loại nấm có tên là candida albicans. Theo ước tính, 75% phụ nữ mắc loại nấm này, đặc biệt là phụ nữ có thai, người mắc bệnh tiểu đường, uống nhiều thuốc kháng sinh, thuốc corticosteroid, thuốc tránh thai và phụ nữ bị thiếu sắt.
2.Triệu chứng của viêm âm đạo
Triệu chứng dễ nhận thấy của loại nấm này là ngứa. Các triệu chứng khác bao gồm tiểu bất thường, dịch âm đạo có màu trắng ngà giống màu phô mai và có cảm giác nóng rát ở âm đạo, dịch tiết ra ở âm đạo có mùi tanh, màu trắng hoặc xám. Trong một số trường hợp, dịch đó còn xuất hiện bọt.
3.Cách chữa trị và phòng ngừa
-Chữa trị đúng cách: Nếu thấy có những biểu hiện trên, mẹ bầu nên đến bệnh viện để được kiểm tra chính xác và điều trị đúng cách, dứt điểm. Tuyệt đối không tự ý dùng các loại thuốc chữa viêm để bôi mà không có chỉ định của bác sĩ. Cần cẩn trọng trong việc uống thuốc và điều trị bệnh an toàn để không ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ có thể uống thuốc có chứa clindamycin và metronidazole, sử dụng các loại kem bôi có chứa sulfa,… tất nhiên phải có sự chỉ định của bác sĩ trước khi uống.
-Vệ sinh vùng kín đúng cách: Mẹ bầu nên sử dụng loại nước vệ sinh vùng kín có độ pH thích hợp với âm đạo, không rửa quá sâu và quá sạch gây tổn thương vùng kín, tạo cơ hội cho viêm nhiễm nấm phát triển. Vệ sinh vùng kín bằng nước lạnh và không dùng nước quá nóng bởi nước nóng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho nấm sống sót và phát triển nhanh hơn.
-Ăn, uống, mặc và sinh hoạt đúng cách: Việc mặc đồ lót bó sát cũng có thể làm tăng độ ẩm và bí ở khu vực âm đạo, dễ tạo môi trường thích hợp cho nấm men phát triển. Bên cạnh đó, quan hệ tình dục thường xuyên từ 7 lần hoặc nhiều hơn 7 lần/tuần; ăn nhiều sữa chua có chứa vi khuẩn dùng để lên men cũng liên quan đến việc tăng khả năng bị nhiễm nấm men gây viêm âm đạo.
Mẹ bầu nên chú ý và cẩn trọng với căn bệnh này, để giữ gìn sức khỏe cho mình và cho thiên thần nhỏ trong bụng nữa nhé!