Cách chữa chứng bệnh hay nôn ở trẻ

Sau khi ăn xong, bé thường hay bị nôn ói, chính vì thế, ba mẹ rất lo lắng về sức khỏe của bé. Nôn ói là trường hợp thức ăn bị đẩy lên thực quản rồi trào ra khỏi miệng. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo các giải pháp sau đây để hạn chế và phòng ngừa chứng bệnh hay nôn ở trẻ.

Nguyên nhân

Trong vài tháng tuổi đầu sau khi sinh, nguyên nhân khiến bé bị nôn ói thường liên quan đến chế độ ăn uống. Điển hình như việc ba mẹ cho bé ăn thức ăn đặc quá sớm, lượng thức ăn quá nhiều hoặc cho bé ăn các loại thức ăn mới lạ, dẫn đến việc khó tiêu hóa và gây ra tình trạng nôn ói.

Cách chữa chứng bệnh hay nôn ở trẻ 1

Tuy nhiên, có một số nguyên nhân khác ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa ở trẻ, chẳng hạn như do cấu trúc thực quản và dạ dày của trẻ còn chưa hoàn chỉnh, chưa tạo thành góc cong như ở người lớn nên việc tiêu hóa vẫn còn kém. Hoặc có thể do bé khóc, ho kéo dài, hoặc do sự thay đổi của môi trường khiến bé trở nên lo lắng, sợ hãi và nôn ói.

Thế nhưng, nếu bé bị nôn ói quá thường xuyên, ba mẹ cũng nên nghĩ đến các trường hợp dị tật bẩm sinh và các căn bệnh viêm nhiễm, ví dụ như bệnh viêm dạ dày, viêm ruột thừa, viêm tụy, tắc ruột…

Cách phòng ngừa và chữa trị bệnh nôn ói ở trẻ

young mother spoon-feeding her baby girl

Ba mẹ có thể tham khảo các cách phòng ngừa và chữa trị hiệu quả dưới đây để áp dụng cho bé nhà mình nhé.

Điều cần cân nhắc đầu tiên là ba mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều trong một bữa. Như vậy có thể khiến bé khóc và sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn. Ngoài ra, để tránh tình trạng dạ dày bị quá tải, ba mẹ hãy cho bé bú từng chút một và chia thành nhiều lần trong ngày. Hơn nữa, khi bé bú xong, mẹ cũng không nên để bé nằm xuống gường ngay mà thay vào đó, hãy bế bé một lúc, trong khoảng từ 15 phút để hạn chế việc nôn ói.

Cách chữa chứng bệnh hay nôn ở trẻ 3

Khi pha sữa cho bé, ba mẹ nên lưu ý đến lượng sữa trong bình sao cho khi bé bú thì lượng sữa vừa ngập cổ bình để bé không nuốt phải quá nhiều lượng không khí vào dạ dày. Việc này sẽ giúp bé hạn chế việc bị đầy hơi và chướng bụng sau khi bú sữa.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu ba mẹ đã áp dụng những cách trên mà vẫn không chữa trị tận gốc chứng nôn ói của trẻ thì nên nghĩ đến nguyên nhân nôn ói do bệnh tật. Nếu bé bị nôn ói đột ngột, kèm theo triệu chứng sốt cao, ho, đau bụng, tiêu chảy, co giật… thì ba mẹ nên đưa bé đến khám và chữa trị tại các cơ sở y tế ngay. Vì đây là các dấu hiệu của bệnh nhiễm khuẩn tiêu chảy, viêm mũi họng, viêm phổi, tắt ruột, lồng ruột… cực kỳ nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

www.haijai.com

Khi thấy bé bị nôn ói, mẹ không nên bế xốc bé lên vì như vậy có thể gia tăng nguy cơ bị trào dịch phổi. Thay vào đó, mẹ nên để bé nằm nghiêng sang một bên, vỗ nhè nhẹ vào lưng bé, đồng thời, vệ sinh kỹ lưỡng miệng và mũi của bé.
Ngoài ra, khi bé bị nôn ói, các mẹ đừng nên cố gắng ép bé ăn. Việc này sẽ khiến bé trở nên sợ hãi và càng khóc nhiều hơn. Phương pháp giải quyết tốt nhất là nên cho bé uống nhiều nước, dỗ dành bé và cho bé ngủ. Cách này sẽ làm cho dạ dày dễ chịu và giúp bé nhanh chóng phục hồi hơn.

Trong bất kỳ các trường hợp khẩn cấp nào, đặc biệt là bé nôn ói kèm theo triệu chứng phát ban, nôn ói kèm máu, nôn ra dịch có màu vàng xanh, nôn ói kèm triệu chứng đau bụng, thì ba mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được các bác sĩ chữa trị kịp thời. Tuyệt đối không nên dùng bất cứ các loại thuốc chống nôn ói nào mà chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Bài viết liên quan