Bệnh vô sinh là tình trạng cả hai vợ chồng đều muốn sinh con nhưng người vợ vẫn không mang thai sau ít nhất một năm chung sống trong khi không dùng bất kì một biện pháp tránh thai nào. Vô sinh là nổi lo của nhiều cặp vợ chồng, ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình. Bệnh có thể bắt nguồn từ nam giới hoặc nữ giới hoặc cả hai với nhiều nguyên nhân trong cuộc sống. Hãy cũng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Vô sinh đối với nam giới
Đối với nam giới, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vô sinh như:
Không có tinh dịch hoặc quá ít tinh dịch, khiến khả năng di chuyển của tinh trùng bị hạn chế và tinh trùng không thể sống được trong môi trường âm đạo của nữ giới, do đó không thể thụ tinh cho trứng.
Tinh trùng yếu, tinh trùng chết, không có tinh trùng trong tinh dịch cũng là nguyên nhân khiến nam giới bị vô sinh. Theo các chuyên gia, chất lượng tinh trùng có thể do yếu tố di truyền, bẩm sinh.
Do thói quen sinh hoạt hàng ngày như: Uống rượu bia, dùng các chất kích thích quá nhiều, do ăn uống không điều độ, thiếu chất, nghỉ ngơi không hợp lú, stress nặng, sống trong môi ô nhiễm, hoặc do ảnh hưởng bởi các hóa chất, sóng điện tử,… là những tác nhân ảnh hưởng lớn đến chất lượng tinh trùng.
Vô sinh đối với nữ giới
Đối với nữ giới, vô sinh có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân như:
Do vấn đề nội tiết. Nội tiết không ổn đinh, hóc môn sinh dục nữ không cân bằng, khiến cho chu kì rụng trứng không ổn định hoặc trứng không thể rụng, do đó không thể thụ tinh và mang thai.
Do mắc một số bệnh phụ khoa như: u xơ tử cung, viêm buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng… là những nguyên nhân phổ biến gây vô sinh ở nữ giới.
Do mãn kinh sớm. Thông thường trên 50 tuổi phụ nữ mới bước vào tuổi mãn kinh. Nhưng một số trường hợp nữ giới có thể mãn kinh sớm hơn. Do đó không thể mang thai được.
Vô sinh ở nữ giới cũng có thể là hậu quả của việc nạo phá thai không an toàn.
Những thói quen sinh hoạt hàng ngày không lành mạnh cũng khiến nữ giới bị vô sinh. Một số chị em có thói quen sử dụng cafein, đây là một trong những chất kích thích làm giảm khả năng sinh sản của nữ giới. Ngoài ra, môi trường sống, thói quen ăn uống, ngủ nghỉ không hợp lý cũng khiến nữ giới dễ mắc bệnh vô sinh.
Vô sinh có chữa trị được không?
Để khẳng định vô sinh có chữa được không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh ở mỗi người. Do đó, hai vợ chồng cần đến ngay các cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa uy tín để khám, xét nghiệm chính xác xem hai bạn có bị vô sinh không. Từ đó các bác sĩ sẽ tư vấn cách chữa trị kịp thời dành cho hai vợ chồng.
Chế độ ăn uống phòng bệnh vô sinh
Phụ nữ thừa cân hoặc thiếu cân có nguy cơ rối loạn rụng trứng. Vì vậy, bạn cần phải duy trì một trọng lượng cơ thể bình thường. Nếu cần phải giảm cân, tập thể dục vừa phải. Vất vả, cường độ tập luyện hơn bảy giờ một tuần có liên quan đến sự rụng trứng giảm.
Bỏ hút thuốc. Thuốc lá có nhiều hiệu ứng tiêu cực về khả năng sinh sản, chưa kể đến sức khỏe chung và sức khỏe của thai nhi. Nếu hút thuốc và đang cân nhắc việc mang thai, bỏ thuốc lá ngay bây giờ.
Hạn chế uống rượu. Uống rượu nhiều, trong thời gian dài có thể gây vô sinh do giảm nồng độ testosterone và cũng làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy rằng tác hại của rượu đối với tinh trùng có thể phục hồi một phần sau khi ngưng rượu một thời gian.
Giảm căng thẳng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các cặp vợ chồng trải qua những căng thẳng tâm lý có kết quả nghèo hơn với điều trị vô sinh. Có thể tìm thấy một cách để giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống trước khi mang thai.
Hạn chế uống cà phê mỗi ngày. Cắt giảm lượng cà phê ít hơn sáu tách cà phê mỗi ngày. Thay vào đó, bạn nên uống thật nhiều nước, ít nhất từ 2 đến 3 lít nước trong một ngày để có thể đào thải tất cả các chất độc ra khỏi cơ thể.
Ăn nhiều rau trái cây có màu sắc tự nhiên có màu xanh – đỏ – tím – vàng, giàu chất xơ, vitamin C, vitamin nhóm B, vitamin E giúp tạo ra những tinh trùng khỏe mạnh. Đảm bảo chế độ ăn có đầy đủ ngũ cốc ít chế biến như gạo lức, bắp, khoai đủ loại,…