Viêm xoang là một căn bệnh gây khó chịu, mệt mỏi, làm giảm khả năng học tập và làm việc của người bệnh, sức khỏe ngày một yếu hơn. Nguyên nhân có thể là do môi trường, do cơ địa dị ứng của mỗi người, do sức đề kháng của người bệnh kém và do viêm mũi sau khi nhiễm siêu vị như cúm hoặc sởi.
Bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng như viêm phế quản mãn tính, lao phổi giả, viêm họng mạn hay viêm dây thần kinh thị giác. Làm thế nào để xử trí khi mắc phải bệnh này? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về bệnh viêm xoang.
Triệu chứng
Có tất cả 4 triệu chứng chính:
Đau nhức: Vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm:
– Đối với xoang hàm sẽ đau nhức vùng má.
– Đối với xoang trán sẽ nhức giữa hai lông mày. Có giờ nhức nhất định, thường là vào 10 giờ sáng.
– Đối với xoang sàng trước sẽ nhức giữa hai mắt.
– Đối với xoang sàng sau, xoang bướm sẽ nhức trong sâu và nhức vùng gáy.
Chảy dịch: Viêm xoang thường gây ra hiện tượng chảy dịch, tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm mà dịch nhầy có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống họng. Viêm các xoang trước thì dịch chảy ra mũi trước. Viêm các xoang sau thì dịch chảy vào họng. Triệu chứng chảy dịch làm cho người bệnh có cảm giác luôn phải khụt khịt mũi hoặc cảm giác lờ đờ ở cổ họng luôn muốn khạc nhổ.
Nghẹt mũi: Đây là triệu chứng vay mượn của mũi. Có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên.
Điếc mũi: Ngửi không biết mùi. Thường là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.
Cách xử trí
Viêm xoang được phân loại theo cấp tính và mạn tính, tùy vào mức độ của bệnh mà bác sỹ có cách chữa trị phù hợp. Đối với viêm xoang cấp tính thường được điều trị nội khoa, còn trường hợp mạn tính thì phải điều trị ngoại khoa. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự chữa trị hỗ trợ tại nhà đơn giản mà hiệu quả.
Nội khoa: Bạn có thể dùng lá cây cứt lợn giã lấy nước, nhỏ vào mũi. Theo Đông y, cây hoa cứt lợn có vị cay, đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, tiêu thũng và trục ứ giúp trị bệnh viêm xoang rất hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng nước muối sinh lý ngâm ấm 30 độ C, thêm vài lát tỏi. Sau đó dùng xilanh bơm vào mũi.
Ngoại khoa:
Sau khi điều trị nội khoa mà bệnh không thuyên giảm, bạn nên đến bác sỹ để được tư vấn điều trị ngoại phù hợp.
Tự điều trị tại nhà:
– Ăn uống đủ chất, cân bằng, nghỉ ngơi, tập luyện điều độ để cơ thể khỏe mạnh, có một sức đề kháng tốt giúp cơ thể chống lại các viêm nhiễm và phục hồi nhanh chóng.
– Uống nhiều nước. Bao gồm nước lọc, nước ép trái cây, trà thảo dược có tác dụng tốt để rửa sạch các chất nhầy, vì đây là nguyên nhân khiến bạn khó thở, khó chịu và mệt mỏi.
– Xông mũi bằng tinh dầu: Nhỏ một vài giọt tinh dầu bạch đàn trong một bát nước nóng. Trùm một chiếc khăn phủ đầu bạn và cái bát, sau đó hít hơi nước bằng mũi. Thực hiện như vậy đều đặn, giúp bạn làm sạch chất nhầy và cảm thấy dễ chịu ngay.
– Chườm ấm: Dùng khăn ấm chườm quanh mũi, mắt, đầu để giảm đau nhức và giúp chất nhầy dễ thoát hơn.
– Súc miệng bằng dung dịch lá chanh khô. Bạn có thể thực hiện bằng cách đun sôi lá chanh khô với nước trong khoảng 10-15 phút, lọc lấy nước và dùng dung dịch này để súc miệng hàng ngày sẽ cho cảm giác dễ chịu.