Bệnh viêm nhiễm vùng kín là nỗi lo của hầu hết chị em phụ nữ. Bởi nó không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, thậm chí có thể gây vô sinh nếu không được chữa trị kịp thời.
1. Biểu hiện của bệnh
– Ngứa. Những cơn ngứa dữ dội bên ngoài hoặc bên trong vùng kín.
– Chảy nước. Bình thường vùng kín tiết ra chất dịch quánh trong. Đây là dịch nhờn trong âm đạo, không nặng mùi, ra nhiều hay ít cũng tùy vào từng người, tùy vào chu kỳ kinh, có mang thai hay không, có uống viên tránh thai không. Nhưng nếu chất dịch này thay đổi màu sắc, độ đặc, có mùi lạ thì có thể do âm đạo bị nhiễm trùng, thường gặp nhất là nấm candida.
– Xuất hiện mùi lạ. Bộ phận vùng kín không bao giờ vô trùng nên thường có mùi đặc biệt. Tuy nhiên khi thấy mùi thay đổi, trở nên nồng nặc hơn thì cũng nên nghĩ tới khả năng viêm nhiễm. Lúc này bạn cần đến bác sĩ để được tư vấn chính xác.
– Những cơn đau khi quan hệ. Có thể là đau ở cửa mình, đau vùng sâu hơn, gây ra viêm nhiễm ở bàng quang, tử cung và buồng trứng.
2. Nguyên nhân gây viêm nhiễm vùng kín
– Do mất cân bằng nội tiết tố như: mang thai, mãn kinh, tiền mãn kinh hay do chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng cũng ảnh hưởng đến việc viêm nhiễm vùng kín.
– Do mặc quần nhỏ chật hoặc làm bằng chất liệu không thông thoáng, quần nhỏ ẩm ướt, khi giặt không được phơi ở nơi có nhiều ánh nắng, giặt chung quần với người bị viêm nhiễm là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn trú ngụ gây bệnh.
– Do tâm trạng căng thẳng, stress kéo dài, sức đề kháng kém cũng một phần ảnh hưởng đến việc viêm nhiễm.
– Do vệ sinh vùng kín kém, không rửa vùng kín trước và sau khi quan hệ, trong kỳ kinh nguyệt, sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng, không chịu thay băng thường xuyên, nước rửa vùng kín không đảm bảo sạch.
3. Chuẩn đoán bệnh
Bác sĩ phải nội soi vùng kín, đo độ pH, nuôi cấy vi trùng, có khi phải xét nghiệm máu, nước tiểu và xét nghiệm khác nữa. Vì thế trước khi đi khám bệnh không nên súc rửa, thụt vùng kín sạch sẽ dễ làm mất những yếu tố chẩn đoán bệnh và cũng đừng dùng nước khử mùi, vì mùi cũng là một triệu chứng quan trọng.
4. Cách phòng bệnh
– Ăn uống đủ chất để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng chống lại mầm bệnh lây nhiễm. Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt là vệ sinh vùng kín. Sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dùng, dịu nhẹ nhằm duy trì độ pH vùng kín ở ngưỡng an toàn từ 3,8 – 4,5 để các vi khuẩn có hại không có điều kiện phát triển mạnh.
– Luôn giữ vùng kín khô ráo, sạch sẽ và phải đi khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường như ngứa, rát, có mồ hôi,… để kịp thời chữa trị. Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su nhằm giúp phòng tránh các bệnh lây qua đường quan hệ.
– Định kỳ 3 tháng chị em nên đi khám phụ khoa một lần để kịp thời phát hiện dấu hiệu của mầm bệnh nhằm có cách chữa trị tận gốc sau đó.